Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Ca Huế trên sông Hương - trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Soạn bài: Ca Huế trên sông Hương - trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Bản 1/ Soạn bài: Ca Huế trên sông Hương (siêu ngắn)

Bố cục của bài gồm 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “lí hoài nam”): Giới thiệu về Huế - cái nôi của những làn điệu dân ca

- Phần 2 (còn lại): Những đặc sắc của ca Huế và sơ lược về cách biểu diễn, thưởng thức ca Huế trên sông Hương.

Nội dung bài học

- Giới thiệu về Ca Huế - một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã

- Đây là một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và cần được bảo tồn và phát triển

- Sử dụng thủ pháp liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận, miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Huế là kinh đô của nhà Nguyễn thuở trước.

- Huế nổi tiếng với những cảnh đẹp cổ kính, nên thơ: Dòng sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, cửa Ngọ Môn, Kì Đài, các cung điện trong Đại Nội và các lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn,...

- Huế còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình, những sản phẩm tinh thần đáng quý, cần được bảo tồn và phá triển

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Tên các làn điệu dân ca Huế: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện, lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh,...

- Tên dụng cụ âm nhạc: Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tang, đàn bầu, sáo, cặp sanh,...

Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Sau khi đọc bài văn Ca Huế trên sông Hương, ta biết thêm về:

+ Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của những làn điệu dân ca xứ Huế.

+ Biết thêm một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc của Huế: Ca Huế

+ Biết được vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng trên dòng sông Hương mờ ảo...

+ Biết được nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

a. Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình

b. Do bắt nguồn từ hai dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình như đã nói trên.

c. Ca Huế là thú vui tao nhã vì:

- Các làn điệu ca Huế giàu cảm xúc, tronng sáng nhưng cũng đầy sang trọng

- Cách hiểu diễn trang nghiêm duyên dáng về: từ nội dung đến hình thức, ca sĩ nhạc công điêu luyện, cách trang điểm tinh tế, ăn mặc đều nhã nhặn, lịch sự.

- Người thưởng thức ca Huế trên thuyền rồng, giữa dòng sông Hương thơ mộng

Luyện Tập

Những làn điệu dân ca miền Bắc có thể kể đến: các điệu hò, điệu lí, hát ví, hát dặm, hát ru, hát đồng dao, hát xoan, quan họ Bắc Ninh…

Bản 2/ Soạn bài: Ca Huế trên sông Hương (siêu ngắn)

Bố cục của bài gồm 2 phần:

- Phần 1 (Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò...... lí hoài nam): Giới thiệu sơ lược về các làn điệu dân ca Huế

- Phần 2 (còn lại): Đêm nghe ca Huế trên sông Hương và những nét đặc sắc của ca Huế

Câu 1 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Những hiểu biết của em về Huế:

+ Về vị trí địa lí: Huế thuộc miền Trung Việt Nam, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía bắc giáp Quảng Trị

+ Về đặc điểm lịch sử: Huế (Phú Xuân) là kinh đô của nhà Nguyễn hơn một trăm năm

+ Về danh lam thắng cảnh: Huế có sông Hương núi Ngự có nhiều di tích lịch sử, thành nội lăng tẩm của các triều vua nhà Nguyễn, các đền đài chùa chiền trong đó có chùa Thiên Mụ nổi tiếng

+ Về sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hóa tinh thần: có nhiều món ăn, nhiều thứ kẹo bánh mang màu sắc Huế, nón bài thơ, nhiều điệu hò, làn điệu dân ca nổi tiếng.

- Một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế: sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, Phu Văn Lâu, các điệu hò ca Huế thể hiện rõ nét tâm hồn con người xứ Huế

Câu 2 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 2):

* Các làn điệu dân ca Huế:

- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi: náo nức, nồng hậu tình người.

- Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện... gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thế hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.

- Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc, phách điệu Nam không vui, không buồn.

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.

* Các dụng cụ âm nhạc:

- Đàn tranh, dàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.

- Cặp sanh tiền

⇒ Ca Huế đa dạng phong phú, mỗi làn điệu mang một vẻ đẹp riêng

Câu 3 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Sau khi đọc bài này em đã có thêm những hiểu biết về Huế:

+ Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế

+ Vẻ đẹp phong phú đa dạng của các làn điệu ca Huế

+ Hiểu biết về danh lam thắng cảnh di tích lịch sử

+ Nghe ca Huế phải nghe trên thuyền rồng sông Hương mới cảm nhận hết cái hay cái đẹp

Câu 4 (trang 104 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Ca Huế được hình thành từ nguồn nhạc dân gian và nhạc cung đình có cả điệu Bắc lẫn điệu Nam

a. Các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng uy nghi vì thành phần hình thành nên nó:

- Nhạc dân gian góp phần hình thành nên ca Huế thường sôi nổi lạc quan vui tươi

- Nhạc cung đình được dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm nơi cung đình vui chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến thường mang sắc thái trang trọng uy nghi

b. Nói nghe ca Huế là một thú tao nhã vì: ca Huế thanh cao, lịch sự nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ cách biểu hiện đến đến thưởng thức, từ giọng ca đến cách ăn mặc,...