Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận - trang 10 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận - trang 10 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Bản 1/ Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (siêu ngắn)

Kiến thức cần nhớ:

- Văn nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó.

- Văn nghị luận phải có quan điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận

a. Trong đời sống, em thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như vậy. Một số vấn đề, câu hỏi tương tự như:

- Niềm tin là gì? Vì sao cần phải có niềm tin trong cuộc sống?

- Môi trường có ý nghĩa như thế nào với con người

- Vì sao con người cần phải đọc sách

b. Không thể trả lời bằng những kiểu văn bản đó. Tại vì câu hỏi buộc ta phải trả lời bằng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như bình luận thời sự, lời phát biểu, nêu ý kiến một vấn đề xã hội, hỏi đáp pháp luật, bình luận về một vấn đề của đời sống,...

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Mục đích: Kêu gọi toàn dân đi học chống nạn thất học, mù chữ.

- Những ý kiến:

+ Thực dân Pháp “ngu dân” để cai trị dân ta

+ Hầu hết người Việt Nam mù chữ.

+ Những cách thức để thực hiện chống thất học.

- Luận điểm:

+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

+ “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”.

+ “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ”

+ “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ”

+ “Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi”

b. Các lí lẽ:

- Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

- Những điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

- Những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ

c. Không thể sử dụng kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Tại vì để thuyết phục người khác buộc phải sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ logic, chặt chẽ.

Luyện Tập

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

a. Đây là bài văn nghị luận. Bởi vì:

- Vấn đề đặt ra là một vấn đề thiết thực trong xã hội: tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

- Văn bản có lí lẽ, có dẫn chứng thuyết phục, vấn đề trình bày cũng xác định rất rõ ràng.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội".

- Ý kiến đó được thể hiện ở nhan đề và một số câu văn:

“Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa”, “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.

- Các lí lẽ, dẫn chứng:

+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách... ) và có thói quen xấu.

+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống; (Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm, ... )

+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c) Bài viết này đã nhằm giải quyết một vấn đề trong thực tế. Em đồng ý với ý kiến của bài viết. Tại vì: Những ý kiến đưa ra rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội, cách thể hiện bài viết rất gọn, rất chặt chẽ.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Mở bài (Đoạn 1): Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

- Thân bài (Đoạn 2,3,4): Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

- Kết bài (Đoạn cuối) - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Sưu tầm:

Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.

Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.

Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.

Những lời động viên đã tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp cho họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.

(Bài học từ loài ngỗng - Quà tặng của cuộc sổng, Trang 97, Nxb Trẻ, 2003)

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, Cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang. com. vn, ngày 19-7-2007)

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Văn bản trên là văn bản nghị luận. Thông qua việc kể chuyện để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

Bản 2/ Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (siêu ngắn)

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận

a. Các vấn đề tương tự

- Tại sao phải học ngoại ngữ?

- Tại sao phải trung thực?

- Tại sao phải sống có trách nhiệm?

- Làm thế nào để bảo vệ môi trường?

- Đại học có phải con đường duy nhất?

b. Với câu hỏi như trên chúng ta không thể trả lời bằng các văn bản kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. bởi vì các câu hỏi này buộc người ta phải quan tâm dùng lí lẽ có lí dẫn chứng thuyết phục để trả lời, phải làm văn nghị luận

c. Hằng ngày trên báo đài thường có các kiểu văn bản như: bình luận thể thao, Hà Nội đẹp, hỏi đáp pháp luật, tư vấn sức khỏe, ….

2. Thế nào là văn bản nghị luận

a. - Mục đích của văn bản là Bác muốn mọi người Việt Nam phải biết chữ để xây dựng nước nhà

- Bài viết nêu ra các ý kiến:

+ Thực dân Pháp ngu dân để cai trị nước ta

+ Hầu hết người Việt Nam đều mù chữ

+ Những cách thức để thực hiện chống thất học

- Luận điểm Bác nêu ra

+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí

+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi…. viết chữ quốc ngữ

b. Tác giả thuyết phục người đọc bằng các lí lẽ:

- Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng Tám

- Những điều kiện để người người dân tham gia xây dựng nước nhà

- Những điều kiệm thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn bản kể chuyện, miêu tả, biểu cảm vì các văn bản này không thể hiện được mục đích nội dung ý đồ của tác giả, không có sức thuyết phục người đọc người nghe

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 9 Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Đây là bài văn nghị luận. Mặc dù thân bài có kể ra một số thói quen xấu nhưng cách thức trình bày, ý kiến nêu ra có lí lẽ, có dẫn chứng, vấn đề trình bày rất rõ ràng.

b. Tác giả đề xuất ý kiến là “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”

- Tên bài tập trung ý kiến của tác giả cần trình bày. Ngoài ra ta có thể thấy một số câu khác thể hiện ý đó

+ Phần mở đầu có hai câu với từ là

+ Phần kết thúc có ba câu nói việc có thói quen tốt là khó, thói xấu là dễ. dẫn tới kết luận là phải xem lại mình để phấn đấu cho nếp sống văn minh

- Để thuyết phục người đọc, tác giả không chỉ giải thích, dùng lí lẽ mà đưa ra dẫn chứng sinh động như:

+ Gạt tàn thuốc lá bừa bãi

+ Vứt vỏ chuối ra đường

+ Rác ùn lên cả con mương nhỏ

+ Ném chai lọ, cốc vỡ ra đường

c. Bài viết nà đã nhằm giải quyết một vấn đề trong giao tiếp đời thường. những ý kiến của bài viết rất gọn rất chặt chẽ

Bài 2 (trang 10 Ngữ Văn 7 Tập 2): Bố cục của bài văn

- Mở bài: giới thiệu thói quen tốt xấu

- Thân bài: trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ

- Kết bài: đề xuất phấn đấu ý thức tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp

Bài 3 (trang 10 Ngữ Văn 7 Tập 2): Đoạn văn nghị luận tham khảo

“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai... , biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!. ”

(“Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

Bài 4 (trang 10 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Bài văn Hai biển hồ đã dùng tự sự nhằm nghị luận bàn bạc về cách sống, hai biển hồ ở đây mang ý nghĩa tượng trưng