Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Điệp ngữ - trang 153 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Điệp ngữ - trang 153 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Điệp ngữ (siêu ngắn)

I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

1. Khổ thơ đầu lặp lại từ “nghe”, khổ thơ cuối đọc từ “vì”

2. Tác dụng của điệp ngữ:

- Tạo nhịp điệu cho câu thơ

- Nhấn mạnh tình cảm cảm xúc của người lính khi nghe thấy âm thanh tiếng gà trưa

- Nhấn mạnh nguyên nhân tạo động lực để người lính cầm súng chiến đấu

II. Các loại điệp ngữ

- Các từ "nghe" trong khổ thơ thứ nhất bài Tiếng gà trưa lặp lại theo hình thức điệp nối tiếp.

- Điệp ngữ trong đoạn thơ

a. Điệp nối tiếp cụm từ “thương em”

b. Điệp vòng (từ “ngàn dâu”, “thấy”)

Luyện Tập

Câu 1 (trang 153 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được

→ Tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc đòi tự do, độc lập

- đi cấy: nhấn mạnh công việc làm

- Điệp ngữ trông

→ Nhấn mạnh những mối lo, sự quan sát của những người lao động mong muốn vụ mùa bội thu

Câu 2 (trang 153 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Xa nhau: điệp ngữ cách quãng.

- Một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp.

Câu 3 (trang 153 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

a. Trong đoạn văn ấy, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không cần thiết làm cho câu văn rườm rà, không mang một giá trị nào cả.

b. Có thể chữa lại như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: nào cúc, thược dược, đồng tiền, hồng và cả lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà tặng mẹ em và chị em.

Câu 4 (trang 153 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Tuổi thơ của mỗi người ai ai cũng được sống với những kỉ niệm đẹp đẹp. Với tôi, dấu ấn tuổi thơ gắn với những trò chơi con trẻ bên những người bạn. Tôi nhớ lắm những buổi chiều tắm sông bên lũ bạn, dòng nước mát lành như thấm vào hồn tôi. Tôi nhớ những hôm ra triền đê thả diều, cánh diều no gió bay cao bay xa như trở đầy ước mơ tôi. Tôi nhớ những tháng ngày đi trăn trâu trên cánh đồng cùng bạn, cảm giác cưới trên lưng trâu thật thú vị. Những kỉ niệm tuổi thơ ấy sẽ mãi in sâu trong tâm trí tôi.

Bản 2/ Soạn bài: Điệp ngữ (siêu ngắn)

I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

1. Ở khổ thơ đầu bài thơ tiếng gà trưa có từ nghe được lặp lại

Ở khổ thơ cuối cụm từ tiếng gà trưa được lặp lại

2. Tác dụng: nhấn mạnh ý gây ấn tượng sâu sắc làm câu thơ thêm mạnh mẽ nhịp nhàng

II. Các dạng điệp ngữ

So sánh điệp ngữ trong tiếng gà trưa và hai đoạn thơ đã cho ta thấy

- Trong bài Tiếng gà trưa là điệp ngữ cách quãng

- Còn trong đoạn a là điệp ngữ nối tiếp, đoạn b là điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 153 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Đoạn 1 tác giả dùng các điệp ngữ sau:

+ Một dân tộc đã gan góc

+ Năm nay

+ Dân tộc đó phải được

→ Tác dụng: nhấn mạnh ý dân tộc ta phải được tự do độc lập, điều đó là hoàn toàn xứng đáng

- Đoạn 2 có các điệp ngữ:

+ Đi cấy

+ Trông

→ Tác dụng: nhấn mạnh công việc cùng sự vất vả cực nhọc của người nông dân

Bài 2 (trang 153 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Trong đoạn văn trên có hai điệp ngữ:

+ Xa nhau: điệp ngữ ngắt quãng

+ Một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp

Bài 3 (trang 153 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Trong đoạn văn trên việc lặp lại một số từ ngữ không cần thiết khiến câu văn dườm dà vô giá trị không có tác dụng biểu cảm

b. Có thể sửa như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loại hoa: nào là hoa cúc, thược dược, đồng tiền và cả lay ơn nữa. Ngày quốc tế phun nữ em đi hái hoa sau vườn tặng mẹ và chị gái.

Bài 4 (trang 153 Ngữ Văn 7 Tập 1): Đoạn văn tham khảo

Tối nay, làm bài tập xong, em ra sân hóng mát và thưởng thức vẻ của đêm trăng trên quê hương. Mặt trăng tròn vành vạnh, màu vàng cam tươi mát như chiếc bánh đa lơ lửng tên bầu trời. Thỉnh thoảng, những đám mây trắng mỏng lướt qua tấm gương trăng làm chị Hằng thêm xinh đẹp và diễm lệ. Ánh trăng trong tràn ngập khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường con đường làng thân quen. Gió mát hiu hiu thổi, cây cối đung đưa như hòa vào bài ca của gió. Em yêu đêm trăng đẹp. Em yêu quê hương mình biết bao!