Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - trang 4 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - trang 4 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Bản 1/ Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (siêu ngắn)

Câu 1 (trang 4 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích.

Câu 2 (trang 4 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

+ 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên

+ 4 câu sau: tục ngữ về lao động sản xuất

Câu 3 (trang 4 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Câu Nghĩa của câu tục ngữ Cơ sở thực tiễn Trường hợp áp dụng Giá trị kinh nghiệm
1 Tháng 5 đêm ngắn ngày dài, tháng 10 đêm dài ngày ngắn. Dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế Vận dụng trong chuyện tính toán, sắp xếp công việc, giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông. Giúp con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.
2 Khi trời nhiều sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao thì mưa. Dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế Vận dụng để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp Giúp con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc
3 Trên trời xuất hiện ánh sáng có sắc vàng màu mỡ gà tức là sắp có bão. Dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế Kinh nghiệm dự đoán bão lụt Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt ý, chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu.
4 Vào tháng bảy, nếu thấy kiến bò thì sắp có lụt lội xảy ra. Dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế Kinh nghiệm dự đoán bão, lụt Nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt
5 Đất được coi quý như vàng. Dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế Kinh nghiệm quản lí, giữ gìn, bảo vệ đất Đề cao giá trị của đất, nhắc nhở việc tận dụng đất trong quá trình trồng trọt, phê phán việc lãng phí đất
6 Giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng Dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế Kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, khai thác tốt điều kiện tự nhiên để làm ra nhiều của cải vật chất Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất
7 Thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, gieo lúa) đối với nghề trồng lúa nước ở ta Dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế Áp dụng trong trồng trọt nhắc nhở con người phải đầu tư vào tất cả các khâu và chú ý ưu tiên những khâu quan trọng
8 Vai trò của thời vụ là hàng đầu. Sau đó là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận Dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế Áp dụng trong trồng trọt Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

Câu 4 (trang 4 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ có một số lượng từ ít. Có câu rất ngắn chỉ có 4 từ như: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: Hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

II. Luyện tập

Sưu tầm:

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

- Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.

- Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.

- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa.

Bản 2/ Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (siêu ngắn)

Câu 2 (trang 4 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Có thể chia các câu tục ngữ của bài thành hai nhóm:

+ Nhóm 1 (câu 1,2,3,4): tục ngữ về thiên nhiên

+ Nhóm 2 (câu 5,6,7,8): tục ngữ về lao động sản xuất

Câu 3 (trang 4 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Câu tục ngữ số Nghĩa Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm Trường hợp áp dụng Giá trị kinh nghiệm
1 Tháng năm âm lịch đêm ngắn ngày dài, tháng 10 đêm dài ngày ngắn Dựa vào quan sát cảm nhận thực tiễn của người lao động Tính toán sắp xếp công việc vào mùa hè hoặc đông Giúp con người ý thức chủ động để nhìn nhận sử dụng thời gian công việc sức khỏe vào những thời đểm khác nhau trong năm
2 Ngày nào đêm trước nhiều so sẽ nắng, ít sao sẽ mưa Kinh nghiệm quan sát trời của người lo động Đêm mùa hè (nhưng không phải lúc nào cũng đúng) Ý thức nhìn sao trời để dự đoán tời tiết sắp xếp công viêc
3 Trời xuất hiện ráng mây cỏ sắc vàng màu mỡ gà là sắp có bão Quan sát, đúc kết Thường vào mùa bão lũ Dự đoán bão để chủ động bảo vệ con người nhà cửa
4 Tháng bảy mà kiến bò nhiều là sắp có lũ lụt Quan sát đúc kết Tháng bảy âm lịch (thường là mùa lũ lụt) Ý thức chủ động dự báo lũ lụt để chủ động phòng chống
5 Đất quý như vàng Đất quý vì đất nuôi sống con người là nơi để ở người lao động phải đổ sương máu mới có và bảo vệ được đất Phê phán sự lãng phí đất, đề cao giá trị vùng đất tốt Nhắc nhở con người biết quý trọng đất
6 Trong các nghề ở nông thôn nghề đem lại lợi ích kinh tế nhiều nhất là nuôi cá, tiếp là làm vườn, sau đến làm ruộng Đúc kết từ giá trị kinhh tế của các nghề Tùy và từng địa phương không phải lúc nào cũng đúng Khuyên nhủ con người biết khai thác phát huy có hiệu quả những nguồn lợi kinh tế đó
7 Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, công chăm sóc, giống lúa) trong nghề trồng lúa nước Tích lũy trong quá trình trồng lúa, có cơ sở khoa học Trong trồng lúa nước Giúp nhà nông thấy được tầm quan trọng của các yếu tố đó và mối quan hệ giữa chúng
8 Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và khâu làm đất trong nghề trồng trọt Tích lũy trong quá trình lao động Trong sản xuất nông nghiệp Có ích lợi lớn trong nông nghiệp

Câu 4 (trang 5 Ngữ Văn 7 Tập 2): Đặc điểm của tục ngữ

- Hình thức ngắn gọn: số lượng tiếng trong một câu rất ít từ khoảng 5 đến 8 tiếng không thể thu gọn được nữa, khiến câu dễ nhớ dễ thuộc

- Mỗi vế câu tục ngữ đều có vần nhất là vần lưng, dễ thuộc

Ráng mỡ , có nhà thì giữ

- Các vế đối xứng nhau cả về hình tức và nội dung

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

⇒ Cả hai vế đều lấy sao trời làm cơ sở dự báo thời tiết

- Hình ảnh trong câu cụ thể sinh động khiến câu hàm súc kinh nghiệm thuyết phục hơn. Biện pháp nói quá thường được sử dụng để gây ấn tượng thuyết phục người nghe

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Luyện tập

Một số câu tục ngữ sưu tầm:

♦ Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa

♦ Gió nam đưa xuân sang hè

♦ Ếch kêu uôm uôm, ao chum đầy nước

♦ Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa

♦ Được mùa cau đau mùa lúa

Được mùa lúa úa mùa cau