Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người -
Nội dung chính cần ghi nhớ:
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc về tên sông, tên núi, tên vùng đất với những nét đặc sắc về lịch sử, địa lí, văn hóa, cảnh trí của từng địa danh
- Đằng sau những câu hỏi, lời mời, lời đáp, lời nhắn nhủ, bức tranh phong cảnh là tình yêu và niềm tự hào đối với thiên nhiên quê hương, đất nước.
Bản 1/ Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (siêu ngắn)
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Lựa chọn đáp án:
b. Bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
c. Hình thức đối đáp rất phổ biến trong ca dao.
Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh để hỏi – đáp nhau tại vì:
+ Đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí, …của các vùng miền.
+ Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh của vùng Bắc Bộ, thể hiện sự am hiểu tường tận của cả người hỏi và người đáp.
+ Qua lời hỏi đáp, chàng trai và cô gái đã khéo léo thể hiện niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước, là cách để hai người bày tỏ tình cảm.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Người ta thường “rủ nhau” khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm. Điều này là một trong những yếu tố thể hiện tính chất cộng đồng của ca dao.
- Cách tả cảnh ở bài ca dao 2: Chủ yếu là gợi chứ không tả, có sử dụng biện pháp liệt kê.
- Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên âm vang của lịch sử, văn hóa. Qua đó thể hiện tình yêu, niềm tự hào về đất nước, quê hương.
- Câu cuối bài 2 “Hỏi ai xây dựng nên non nước này” là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa:
+ Khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta.
+ Nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó
Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Cảnh trí xứ Huế hiện lên với vẻ đẹp nên thơ tươi mát, khoáng đạt như một bức tranh thủy mặc chỉ qua nét vẽ về con đường.
- Vẻ đẹp đó được thể hiện thông qua:
+ Hình ảnh so sách: Cảnh đẹp như “tranh hoạ đồ” – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh.
+ Từ láy “quanh quanh” cho thấy vẻ đẹp gần gũi, quây quần của xứ Huế
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” như một lời mời gọi.
+ Các tính từ “non xanh, nước biếc” thể hiện vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên.
- Đại từ “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi (“Ai vô xứ Huế thì vô”) là một từ phiếm chỉ đa nghĩa:
+ Có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người).
+ Lời mời ấy vừa có hàm ý tự hào về cảnh thiên nhiên xứ Huế, vừa như muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.
Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Sự đặc biệt đó là:
- Tất cả các câu ca dao khác đều được làm theo thể thơ lục bát
- Hai dòng thơ đầu của bài ca dao này, mỗi câu được kéo dài ra thành 12 tiếng. Bên cạnh đó, các biện pháp điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng càng tô đậm cảm giác về một không gian rộng rãi, tràn đầy sức sống.
Câu 6 (trang 40 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Hình ảnh của cô gái hiện lên qua:
+ Hình ảnh so sánh cô gái với chẽn lúa đòng đòng – lúa đương thì con gái xanh tươi mơn mởn, giàu sức sống.
+ Cách miêu tả “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” khiến ta hình dung vẻ đẹp người thiếu nữ đang khoe hương khoe sắc dưới đất trời.
Câu 7 (trang 40 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Bài ca dao số 4 là lời chàng trai nói với cô gái
- Bài ca dao là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái
- Cách hiểu khác về bài ca dao: Đây là lời cô gái lo lắng, than phiền cho số phận nhỏ bé, vô định của mình. Em cũng đồng tình với cách hiểu này, bởi vì:
+ Nỗi lo âu của cô gái thể hiện rõ nhất ở từ láy “phất phơ”, người con gái ấy không được làm chủ số phận của mình.
+ Sự đối lập giữa mênh mông rộng lớn với chẽn lúa nhỏ nhoi, cô gái thấy được sự yếu đuối, nhỏ bé của mình trước dòng đời mênh mông
Luyện Tập
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Cả 4 bài ca dao trên đều được làm theo thể lục bát và lục bát biến thể.
+ Bài 1: Có sự thay đổi số từ ở câu 6 và câu 8
+ Bài 3: Kết thúc là dòng lục, không phải dòng bát
+ Bài 4: Thể thơ tự do thể hiện ở 2 dòng thơ đầu
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Tình cảm được thể hiện trong bốn bài ca: tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Bản 2/ Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (siêu ngắn)
Câu 1 (trang 39 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Đồng ý với ý kiến
+ Bài ca dao có ai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai phần sau là lời đáp của của cô gái
+ Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao
Câu 2 (trang 39 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Cô gái dùng lời hỏi đáp về những địa danh với đặc điểm như vậy vì họ muốn thử tài nhau, qua đó thăm dò trí thông minh hiểu biết của người kia
- Qua đó thấy chàng trai và cô gái là những người thông minh lịch lãm, sâu sắc tế nhị, có niềm tự hào tình yêu quê hương đát nước
Câu 3 (trang 40 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Cụm từ rủ nhau cho ta sự thích thú của cả người rủ và người được rủ
- Cách tả cảnh ở bài ca dao này chỉ gợi không tả, những địa danh được kể lần lượt đều là danh lam thắng cảnh → tạo sự thích thú
- Địa danh trong bài gợi lên niềm tự hào về quê hương đất nước
- Câu hỏi cuối bà nhắc nhủ chúng ta nhớ tới công lao xay dựng giữ gìn đất nước của ông cha ta nhắc nhở thế hệ sau phải biết gìn giữ
Câu 4 (trang 40 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Cảnh sắc xứ Huế rất đẹp và thơ mộng
- Cách tả cảnh vẫn chủ yếu là gợi chứ không tả nhưng cảnh sắc vẫn hiện lên rất sing động
- Từ Ai trong lời mời lời nhắn là một đại từ phiếm chỉ nhiều nghĩa
- Lời nhắn gửi đó ẩn chưa niềm tự hào lòng yêu mến cảnh sắc xứ Huế biết đâu đó cò là lời tỏ tình tế nhị sâu sắc
Câu 5 (trang 40 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Hai dòng đầu trong bài thơ 4 được kéo dài đến 12 tiếng sử dụng các điệp từ đảo từ đối xứng
- Tác dụng
+ gợi lên sự dài rộng to lớn của cánh đồng
+ điệp từ dảo từ cho thấy dù ở góc độ nà cánh đồng vẫn bao la mênh mông
→ báo hiệu cuộc sống trù phú
Câu 6 (trang 40 Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4
- Sự so sánh chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới nắng hồng ban mai làm nổi bật sức sống phơi phới đầy sức sống của cô gái
- Hai câu đầu là cánh đồng bao la bát ngát, hai dòng sau là hình ảnh cô thôn nữ mảnh mai → gợi lên hình ảnh đứng giữa trời đất đôi mắt cô gái sáng lên niềm tự hào, đôi môi nở nụ cười trước những thành quả lao động của mình đang dàn trải trước mắt
Câu 7 (trang 40 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bài ca là lời chàng trai
- Chàng trai ngợi ca cánh đồng, vẻ đẹp cô gái và bày tỏ tình cảm tế nhị của mình
- Có thể hiểu đây là lời cô gái bày tỏ nỗi niềm lo lắng cho số phận của mình
- Lý do có cấu trúc thân em quen thuộc thường nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ xưa
Luyện tập
Bài 1 (trang 40 Ngữ Văn 7 Tập 1): Nhận xét về thể thơ của cả bốn bài thơ
Ngoài thể thơ lục bát còn có thể thơ lục bát biến thể, thể thơ tự do
Bài 2 (trang 40 Ngữ Văn 7 Tập 1):
2. Tình cảm chung là tình yêu quê hương đất nước con người
Bài trước: Soạn bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - trang 36 sgk Ngữ văn 7 Tập 1 Bài tiếp: Soạn bài: Từ láy - trang 43 sgk Ngữ văn 7 Tập 1