Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (siêu ngắn)

Bố cục của bài

a. Cảnh khuya

- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc

- Phần 2 (hai câu cuối): Tâm trạng nhà thơ

b. Rằm tháng riêng

- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh đêm trăng tròn

- Phần 2 (hai câu cuối): Hoạt động cách mạng trong đêm trăng

Nội dung bài

- Hai bài thơ miêu tả cảnh cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế nhạy cảm lòng yêu đất nước sâu nặng và phong thái ung dung, tự tại của Bác.

- Hai bài thơ có hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Hai bài thơ đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

+ Số câu, số chữ: Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4 Cảnh khuya: xa – hoa – nhà, rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp:

+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4.2/5.

+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Âm thanh: Tiếng suối trong trẻo vang xa gợi thời gian đêm khuya, không gian thoáng đãng, tĩnh lặng

- Cách so sánh: Tiếng suối so sánh với tiếng hát xa làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.

- Hình ảnh: Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ gợi nên cảnh chập chùng, huyền ảo của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa.

→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Tâm trạng tác giả trong hai câu thơ cuối:

- Rung động niềm say mê trước vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc

- Thao thức chưa ngủ vì còn lo nghĩ đến vận mệnh dân tộc

⇒ Hai nét tâm trạng hai con người: người thi sĩ và người chiến sĩ thống nhất trong tâm hồn Bác.

- Trong hai câu thơ cuối có sử dụng điệp ngữ chưa ngủ có tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Điệp ngữ như tấm bản lề mở ra hai phía tâm trạng của cùng một con người: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo việc nước

Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Hai câu thơ đầu vẽ ra khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân.

- Cách miêu tả không gian: chú ý đến toàn cảnh sự hài hòa thống nhất các bộ phận trong cái toàn thể chứ không đi sâu miêu tả đường nét

* Sự đặc biệt về từ ngữ trong câu thơ thứ hai: có ba từ xuân được lặp đi lặp lại

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân của cảnh vật

+ Tạo cảm trạng thái chuyển động lớn dần của cảnh vật

Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Hai câu cuối gợi nhớ đến những câu thơ, bài thơ:

Hai câu cuối của bài Phong Kiều dạ bạc của nhà thơ Trương Kế:

"Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền"

Dịch thơ:

"Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San"

Ngoài ra ý thơ ở câu 2 khiến người đọc liên tưởng cảnh quan gác Đằng Vương của Vương Bột:

"Lạc hà dữ cô lộ tề phi

Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc. "

(Ráng trời cùng bay với cò lẻ

Nước thu một màu với trời cao. )

Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Bác có một tâm hồn đậm chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước

- Phong thái lạc quan, ung dung tự tại

Câu 7 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Nhận xét về nét riêng của cảnh trăng trong hai bài Cảnh khuyaNguyên tiêu

- Cảnh trăng trong Cảnh khuya là vẻ đẹp một đêm trăng trong rừng với tiếng suối trong trẻo như tiếng hát xa, cảnh vật lộng lẫy với trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Cảnh trăng trong Rằm tháng riêng là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la, trăng mang không khí, hương vị mùa xuân

Luyện Tập

Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu củng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

TIN THẮNG TRẬN

Trăng vào của sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về.

Bản 2/ Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (siêu ngắn)

Bố cục của 2 bài như sau:

a) Cảnh khuya

- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc

- Phần 2 (hai câu cuối): tâm trạng nhà thơ

b) Rằm tháng riêng

- Phần 1 (hai câu đầu): cảnh đêm trăng tròn

- Phần 2 (hai câu cuối): hoạt động cách mạng trong đêm trăng

Câu 1 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Trong bài Cảnh khuya

+ Có bốn câu mỗi câu bảy chữ, có vần ở câu 1,2,4 không khác gì mô hình chung của thể tứ tuyệt.

+ Bài thơ cũng có bố cục khai thừa chuyển hợp hai câu đầu tả cảnh hai câu sau tả, hai câu sau tả tình.

+ So sánh mô hình chung bài thơ chỉ khác ở cách ngắt nhịp câu 1 và câu 4. Câu 1 ngắt nhịp 3/4 câu 2 ngắt nhip 2/5 thay vì 3/4 như thường

- Trong bài Rằm tháng riêng theo sát mô hình cấu trúc kể cả cách ngát nhịp. Bản dịch tuy bám sát nghĩa nhưng chuyển sang thể thơ lục bát

Câu 2 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Phân tích hai câu đầu bài thơ Cảnh khuya

- Cậu 1: Tiếng suối trong như tiếng hát xa

+ Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc:

• Người ta hay ví von tiếng suối với tiếng đàn

Côn sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

(Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)

Hay

Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền

(Tiếng hát bến sông- Thế Lữ)

• Cách liên tưởng của Bác rất chân thực phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt của Việt Bắc lúc bấy giờ.

+ cách so sánh ấy làm tiếng suối thêm gần gũi với con người thêm sống động trẻ trung hơn

- Câu 2: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

+ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong câu thơ có chiều cao và nhiều tầng bậc trong không gian lại có những đường nét, hình ảnh lung linh tạo nên bởi ánh sáng và bóng cây bóng lá

+ ánh trăng lồng vào vòm lá cổ thụ tạo nên những mảng tối đậm nhạt đem trắng gợi nên cảnh chập chùng của bóng cây và bóng hoa

+ tất cả làm nên bức tranh nhiều tầng đường nét và hình khối hòa hợp quấn quýt ấm áp

+ hai tiếng lồng trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo, vừa cổ kính trang nghiêm

Câu 3 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Tâm trạng tác giả trong hai câu thơ cuối:

+ Câu 3: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

• Câu thơ thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh

• Đó là sự rung động niềm say mêtruowsc vẻ đẹp như trăng của cảnh rừng Việt Bắc

+ Câu 4: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

• Câu thơ như tấm bản lề mở ra chiều sâu mới trong tâm hồn tác giả

• Đó là niềm thao thức chưa ngủ vì còn lo nghĩ đến vận mệnh dân tộc trong gian đoạn đầu đầy gian khó ấy

⇒ Hai nét tâm trạng hai con người: người thi sĩ và chiến sĩ thống nhất trong tâm hồn Bác

- Trong hai câu thơ cuối có sử dụng điệp ngữ chưa ngủ

- Tác dụng

+ điệp ngữ như tấm bản lề mở ra hai phía tâm trạng của cùng một con người: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo việc nước

+ hai khía cạnh ấy khong mâu thuẫn mà thống nhất cũng như con người thi sĩ và chiến sĩ luôn thống nhất trong con người Bác vậy.

Câu 4 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng riêng

- Hai câu thơ đầu vẽ ra khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng trong trẻo và sức sống của mùa xuân

+ câu 1 Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên: mở ra hình ảnh vầng trăng xuân lồng lộng giữa một bầu trời xuân trong trẻo cao rộng

+ câu thơ thứ 2 Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên: câu thơ vẽ ra không gian bát ngát xa rộng như không giới hạn với sông nước tiếp liền bầu trời

- Cách miêu tả không gian ở đây theo cách miêu tả truyền thống của thơ cổ phương Đông, chú ý đến đại thể đến toàn cảnh sự hài hòa thống nhất các bộ phận trong cái toàn thể chứ không đi sâu miêu tả đường nét

* Sự đặc biệt về từ ngữ trong câu thơ thứ hai

- Câu thơ có ba từ xuân được lặp đi lặp lại

- Tác dụng:

+ nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân của cảnh vật

+ khí xuân sắc xuân thấm vào từng cảnh vật tràn ngập cả đất trời

Câu 5 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Bài Rằm tháng riêng có nhiều hình ảnh và từ ngữ tương đồng với hình ảnh và từ ngữ tương đồng với hình ảnh từ ngữ tương đồng với hình ảnh từ ngữ trong nhiều câu thơ Đường luật khác

- Hai chữ yên ba rất thường gặp trong thơ ca cổ điển Trung Quốc và Việt Nam

- Hai câu cuối âm điệu rất gần gũi với một số câu thơ Đường và thơ cổ điển ví dụ như hai câu cuối trong Phong kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Dịch thơ:

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

Hoặc câu cuối bài Ngư nhân của Khổng Lộ thiền sư thời Lí

Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền

Dịch thơ:

Quá trưa tỉnh dậy, tuyết che đầy thuyền

Câu 6 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Tâm hồn và phong thái của Bác được biểu hiện qua hai bài thơ trên đó là phong thái ung dung lạc quan. Cụ thể:

- Những rung độngtinh tế và dồi dào của tâm hồn nghệ sĩ trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước đã sáng tạo nên bức tranh đẹp về cảnh trăng nơi núi rừng Tây Bắc

- Tâm trạng của tác giả trong bài Cảnh khuya: mặc dù lo việc nước đến tận canh khuya nhưng vẫn không quên cảm nhận vẻ đẹp kì thú của cảnh trăng rừng của tiếng suối trong

- Cảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bạc cách mạng trở về phơi phới nhẹ nhàng chở đầy trăng (bài Rằm tháng riêng)

- Giọng thơ khỏe khoắn trẻ trung có suy tư trăn trở nhưng vẫn hào hứng đầy niềm tin tưởng

Câu 7 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Nhận xét về nét riêng của cảnh trăng tronh hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu

- Cảnh trăng trong Cảnh khuya là vẻ đẹp một đêm trăng rừng với tiếng suối trong như tiếng hát xa, cảnh vật lộng lẫy với trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Cảnh trăng trong Rằm tháng riêng là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm đầu năm

Luyện tập

Một số câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên

Ngắm trăng

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Tin thắng trận

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về