Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Dấu gạch ngang - trang 130 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Soạn bài: Dấu gạch ngang - trang 130 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

A. Nội dung chính của bài:

- Dấu gạch ngang dùng để:

+ Đặt ở giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, hoặc liệt kê

+ Nối các từ nằm trong một liên danh

- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối

+ Dấu gạch nối không phải dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong từ ngữ mượn gồm nhiều tiếng

+ Dấu gạch nối ngắn hơn gạch ngang

B. Hướng dẫn soạn bài

I. Công dụng của dấu gạch ngang

a. Dùng để chú thích

b. Dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

c. Dùng để liệt kê.

d. Dùng để nối các từ

II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

1. Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài của nhân vật

2. Dấu gạch nối không phải là dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong từ mượn. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

Luyện Tập

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

a. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

b. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích

c. - Dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

d. Dùng để nối các bộ phận trong liên danh (Hà Nội- Vinh)

e. Dùng để nối các bộ phận trong liên danh (Thừa Thiên- Huế)

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Dấu gạch nối dùng đế nối các bộ phận trong tên riêng nước ngoài

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

a. Thị Kính – người phụ nữ đoan trang, hiền hậu, nết na một lòng yêu thương chồng

b. Đại diện cho học sinh cả nước, Linh Trang phát biểu:

- Chúng cháu sẽ cố gắng học tập, rèn luyện hơn nữa để không phụ sự kì vọng, tin yêu của mọi người.

Bản 2/ Soạn bài: Dấu gạch ngang (siêu ngắn)

I. Công dụng của dấu gạch ngang

a. Đánh dấu bộ phận giải thích

b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

c. Dùng liệt kê công dụng của dấu chấm lửng

d. Nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép)

II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

1. Tác dụng của dấu gạch nối trong từ Va-ren nối các tiếng trong phiên âm nước ngoài thuộc hệ ngôn ngữ Ấn - Âu

2. Cách viết của dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 131 Ngữ Văn 7 Tập 2): Công dụng của dấu gạch ngang

a. Đánh dấu bộ phận giải thích

b. Đánh dấu bộ phận giải thích

c. Đánh dấu bộ phận giải thích và lời nói trực tiếp

d. Nối các từ trong liên danh

e. Nối các từ trong liên danh

Bài 2 (trang 131 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Công dụng của dấu gạch nối: nối các tiếng trong từ phiên âm nước ngoài

Bài 3 (trang 131 Ngữ Văn 7 Tập 2): Đặt câu

a. Thiện Sĩ- con trai Sùng ông, Sùng bà kết duyên cùng Thị Kính- con gái Mãng ông.

b. Cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước- một sự kiện quan trọng của ngành giáo dục nước nhà đã thành công tốt đẹp.