Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội - trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội - trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 2

Bản 1/ Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội (siêu ngắn)

Nội dung cần ghi nhớ:

- Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

- Những câu tục ngữ này thường giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung.

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu câu tục ngữ

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Câu Nghĩa câu tục ngữ Giá trị câu tục ngữ Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện
1 Con người quý giá hơn tiền bạc Đề cao giá trị con người Răn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân
2 Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người Rèn luyện con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân
3 Dù khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, lương thiện giáo dục con người ta lòng tự trọng. Răn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn.
4 Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa Học cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người.
5 Muốn nên người cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảo Coi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dục Khuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô
6 Đề cao việc học từ những người gần gũi thân thuộc như bạn bè Không chỉ học ở thầy cô mà cần học ở bạn bè, những người xung quanh Sự học không chỉ bó hẹp ở người thầy.
7 Phải biết yêu thương người khác như yêu bản thân mình Đề cao cách ứng xử nhân ái. Giáo dục con người biết yêu thương, vị tha
8 Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành Phải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ Nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa
9 Nhiều cá thể gộp lại sẽ tổng hợp được sức mạnh làm việc lớn Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết Giáo dục về lối sống tập thể, tránh những tiêu cực cá nhân

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- So sánh:

+ Giống nhau: Đề cao việc việc học hỏi người khác trong quá trình học tập.

+ Khác nhau:

“Không thầy đố mày làm nên” - khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục, “học thầy không tày học bạn” – khẳng định vai trò của việc học bạn

- Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Tại vì: Việc đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn không hạ thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.

- Một vài ví dụ: Máu chảy ruột mềm, bán anh em xa mua láng giềng gần, có mình thì giữ,...

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Diễn đạt bằng cách so sánh: Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa - nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa: Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách.

Luyện Tập

Sưu tầm:

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

- Máu chảy ruột mềm

- Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

- Trọng của hơn trọng người

- Ăn cháo đá bát

Bản 2/ Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội (siêu ngắn)

Câu 2 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Câu Nghĩa Giá trị kinh nghiệm Trường hợp ứng dụng
1 Người quý hơn của rất nhiều và luôn đặt người lên trên của Khuyên nhủ quý trọng con người đó là tài sản vô giá Phê phán thói coi trọng của cải hơn con người; an ủi động viên “ của đi thay người”, ….
2 Răng tóc phần nào thể hiện được sức khỏe, tính cách con người Biết cách chăm chút cho bản thân bởi thông qua đó nét đẹp của con người sẽ được thể hiện Khuyên nhủ con người biết giữ gìn rang tóc đẹp, thể hiện cách nhìn nhận đánh giá người khác của nhân dân, …
3 Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ; rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ giữ gìn thơm tho. Nghĩa bóng: dù đói nghèo thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch không vì thế mà làm điều tội lỗi sai trái Phải biết giữ gìn cốt cách phẩm giá của mình dù khó khăn thế nào Giáo dục lòng tự trọng tự tôn của con người, phê phán con người thiếu tự trọng, …
4 Những điều con người phải học: học ăn nói, học để biết làm biết giữ mình biết giao thiệp với người khác Những điều ta đã học sẽ giúp ta biết ứng xử phù hợp trong mỗi hoàn cảnh khác nhau Khuyên nhủ con người học hỏi không ngừng
5 Phải biết tôn trọng những người đã có công lao dạy dỗ chỉ bảo mình Sống tôn sư trọng đạo, kính trong biết ơn những người thầy đã dạy ta đó là đạo lí sống đẹp sống có ý nghĩa Dạy con người sống tôn sư trong đạo, phê phán lối sống bội bạc vô ơn qua cầu rút ván, biết tìm thầy mà học, ….
6 Câu này đề cao ý nghĩa của việc học hỏi bạn bè nhưng nó không đề thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh đến một đối tượng khác phạm vi khác Trao đổi hỏi han kiến thức giúp đỡ nhau trong học tập là cách học hiệu quả giúp ta tiếp thu nắm vững kiến thức Dạy ta cách học tập, khuyên nhủ con người kết bạn kết bè, …
7 Khuyên con người yêu thương người khác như thương chính bản thân mình Lời khuyên triết lí sống yêu thương vị tha giàu giá trị nhân văn Dạy ta cách sống, phê phán lối sống vô cảm,..
8 Khi hưởng thụ thành quả nào đó phải nhớ đến người có công gây dựng vun đắp, phải biết ơn người đã có công giúp đỡ mình Sống phải biết ơn những người đi trước đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ đồng thời giữ gìn phát huy thành quả đó Dạy cách sống tình nghĩa, phê phán con người sống bội bạc,..
9 Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, khó khăn; nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc đó thậm thí việc lớn lao khó khăn hơn Sức mạnh của đoàn kết là vô địch cần phải biết sử dụng nó Biết sống đoàn kết, tận dụng sức mạnh của tinh thần đoàn kết như trong chiến tranh chẳng hạn

Câu 3 (trang 13 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Hai câu tục ngữ trên tưởng mâu thuẫn với nhau nhưng chúng bổ sung nghĩa cho nhau vì:

+ như đã giải thích nghĩa ở trên một câu nhấn mạnh vai trò của thầy (Không thầy đố mày làm nên), một câu lại đề cao vai trò của việc học bạn (Học thầy không tày học bạn). Câu sau không hạ thấp vai trò của thầy mà muốn nhấn mạnh đến đối tượng khác phạm vi khác mà chúng ta cần học hỏi

+ ta cần học ở cả thầy và bạn trong điều kiện thực tế để khai thác tốt vốn kiến thức của cả hai đối tượng ấy

- Một số câu tục ngữ tương tự

+ Một giọt máu đào hơn ao nước lã/ Bán anh em ra mua láng giềng gần

+ Có mình thì giữ/ Sẩy đàn tan nghé

Câu 4 (trang 13 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Diễn đạt bằng so sánh: câu 1,6,7

+ một mặt người bằng mười mặt của

+ học thầy không tày học bạn

+ thương người như thể thương thân

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: câu 8,9

+ hình ảnh trồng cây ẩn dụ cho người đi trước đã có công gây dựng thành quả cho mình hưởng thụ (quả)

+ một cây tượng trựng cho sức mạnh đợn lẻ một người, ba cây hướng tới sức mạnh lớn của nhiều người

- Từ và câu có nhiều nghĩa: câu 2,3,4,8,9

Luyện tập

Câu Đồng nghĩa Trái nghĩa
1

- Người sống hơn đống vàng

- Lấy của che thân không ai lấy thân che của

- Của trọng hơn người

2

- Trông mặt mà bắt hình dong

- Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún

3

- Chết trong còn hơn sống đục

- Giấy rách phải giữ lấy lề

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no

- Con ơi nhớ lấy lời cha /Một năm ăn trộm bằng ba năm làm

4

- Muốn biết phải hỏi muốn giỏi phải học

- Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói

Đi đâu mà vội mà vàng/ Mà vấp phả đá mà quàng phải dây
5

- Muốn sang sông phải bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

- Nhất tự vi sư bán tự vi sư

- Qua cầu rút ván

- Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li

6

- Ở chọn nơi chơi chọn bạn

- Giàu vì bạn sang vì vợ

Tin bọ mất bọ, tin bạn mất vợ nằm co ro một mình
7

- Lá lành đùm lá rách

- Bầu ơi thươn lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán
8

- Uống nước nhớ nguồn

- Uống nước nhớ người đào giếng

- Ăn cháo đá bát

- Được chim bẻ ná, được đá quên nơm

9 Góp gió thành bão, góp câu nên rừng

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ

- Lắm thầy thối ma