Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản - trang 46 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản - trang 46 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản (siêu ngắn)

A. Nội dung chính

Các bước tạo lập văn bản: Định hướng chính xác đối tượng -> Tìm ý và sắp xếp các ý -> Diễn đạt các ý -> Kiếm tra và sửa chữa

B. Hướng dẫn soạn bài

I. Các bước tạo lập văn bản

1. Có nhu cầu tạo lập văn bản khi: trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc. Điều thôi thúc người ta viết thư và để trao đổi thông tin.

2. Để tạo lập một văn bản, như viết thư cần xác định: Viết ai cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?

3. Sau khi xác định được 4 vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý theo trình tự logic sao cho rõ ràng, mạch lạc.

4. Chỉ có ý và dàn ý chưa thể thành một văn bản.

Để viết thành văn, cần đạt các yêu cầu: Viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát với bố cục, có tính liên kết, có mạch lạc, lời văn trong sáng.

5. Các tiêu chí để kiểm tra

- Kiểm tra xem văn bản viết cho ai? Để làm gì? Về cái gì và như thế nào?

- Kiểm tra xem tìm ý và sắp xếp đã rành mạch, hợp lí chưa?

- Kiểm tra xem cách diễn đạt đã có lên kết và có mạch lạc, trong sáng chưa?

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

a. Khi tạo nên văn bản, điều mà em nói rất cần thiết.

b. Em có thực sự quan tâm đến việc viết cho ai. Việc quan tâm ấy có ảnh hưởng đến cách dùng từ, xưng hô (viết cho bạn có thể dùng từ ngữ suồng sã, hàng ngày còn viết cho thầy, cô giáo nên dùng nhưng từ lịch sự, trang trọng).

c. Khi làm văn em có lập dàn bài khi làm văn. Việc xây dựng bố cục sẽ giúp các ý sẽ liên kết chặt chẽ hơn, tránh bỏ sót ý hoặc phân bố nội dung bài làm không đều

d. Em có thường xuyên đọc và kiểm tra lại bài. Việc làm đó có tác dụng tìm ra các lỗi sai và sửa để bài viết hoàn chỉnh hơn nữa.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Theo em, cách viết báo cáo như thế là chưa phù hợp, cần chỉnh sửa:

- Bạn cần kể lại những công việc mình học và thành tích học tập, cần đưa ra những kinh nghiệm cho các bạn.

- Hướng về phía các bạn học sinh để nói.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

a. Dàn bài ấy không bắt buộc phải viết thành nhũng câu trọn vẹn đúng ngữ pháp, các câu chưa nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau.

b. Phân biệt các mục lớn nhỏ bằng các kí hiệu rõ ràng như số la mã, số thứ tự, chữ cái, gạch đầu dòng,...

Muốn biết các mục đã đủ ý chưa thì ta cần phải xem xét luận điểm lớn đã có đầy đủ những luận cứ để chứng minh, giải thích cho chưa.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Bước 1: Định hướng văn bản: Viết gửi cho bố, nội dung nói về sự ân hận của mình, mục đích xin lỗi bố, mong bố tha lỗi

- Bước 2: Tìm ý, sắp xếp: Cảm xúc khi đọc thư bố - Tình cảm đối với mẹ - Sự ân hận của bản thân về lỗi - Hứa sửa chữa lỗi lầm

- Bước 3: Xây dụng bố cục: Mở bài: lí do viết thư, thân bài: thanh minh và xin lỗi, kết bài: lời hứa không bao giờ tái phạm.

- Bước 4: Diễn đạt thành lời văn

- Bước 5: Kiểm tra và sửa lỗi

Bản 2/ Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản (siêu ngắn)

Các bước tạo lập văn bản

Câu 1 (trang 45 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Khi con người muốn thông tin một vấn đề gì đó (tri thức tình cảm) thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

- Điều thôi thúc người ta phải viết thư là do nhu cầu muốn trao đổi thông tin với người khác.

Câu 2 (trang 45 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Để tạo lập một văn bản ta phải xác định bốn vấn đề viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về vấn đề gì? Viết như thế nào? Bỏ qua vấn đề nào cũng không tạo thành văn bản

Câu 3 (trang 45 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sau khi xác định được bốn vấn đề trên, cần tìm ý và sắp xếp ý để có bố cục rành mạch hợp lí thể hiện đúng định hướng vấn đề

Câu 4 (trang 45 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được một văn bản

- Văn bản ấy cần đảm bảo các yêu cầu:

+ đúng chính tả

+ đúng ngữ pháp

+ dùng từ chính xác

+ sát với bố cục

+ có tính liên kết

+ có mạch lạc

+ lời văn trong sáng

Câu 5 (trang 45 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Văn bản cũng là sản phẩm của tinh thần cho nên cần phải kiểm tra sau khi hoàn thành

- Dựa vào các tiêu chuẩn sau để kiểm tra

+ nội dung có đi đúng hướng không?

+ bố cục chặt chẽ chưa?

+ diễn đạt có gì sai sót?

Luyện tập

Bài 1 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Khi tạo lập văn bản bao giờ cũng phải nói những điều cần thiết.

b. Phải quan tâm đến việc viết cho ai cho cái gì vì việc đó giúp cho cách dùng từ xưng hô được thích hợp.

c. Trước khi làm bài phải xây dựng bố cục cho hợp lí. Việc đó giúp ta đi sát theo yêu cầu của đề bài.

d. Sau khi hoàn thành cần kiểm tra lại bài việc đó giúp bài viết tránh được những sai sót đạt yêu cầu về nội dung và hình thức

Bài 2 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Ở đây bạn ấy đã không xác định đúng nội dung giao tiếp. Cần phải bổ sung thêm những kinh nghiệm để các bạn khác học tập tốt hơn.

b. Đối tượng giao tiếp ở đây đã được xã định đúng và hợp lí

Bài 3 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Dàn bài không cần phải viết thành những câu trọn vẹn đúng ngữ pháp chỉ cần đủ ý và càng ngắn gọn càng tốt vậy nên các câu không cần liên kết chặt chẽ

b.

- Để phân biệt được mục lớn mục nhỏ cần tổ chức các ý theo hệ thống rõ ràng dựa trên hệ thống kí hiệu đã được quy ước chung

- Muốn biết các mục dã được sắp xếp đầy đủ và rành mạch chưa cần viết đúng thứ bậc các ý và kiểm tra lại sau khi hoàn thành

Bài 4 (trang 47 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Định hướng văn bản:

+ Nội dung: nói lên sự ân hận vì trót thiếu lễ độ với mẹ

+ Đối tượng: viết cho bố

+ Mục đích: xin lỗi bố

- Xây dựng bố cục

I. Mở đầu thư

+ Địa chỉ, ngày tháng năm

+ Lời xưng hô

II. Phần nội dung thư

+ Lí do: muốn xin lỗi bố

+ Kể lại việc lầm lỗi: cô giáo đến thăm – lỡ thốt lời thiếu lễ độ với mẹ- mẹ buồn

+ Niềm ân hận: sau khi đọc thư bố, ân hận- lòng day dứt- giờ đã hiểu lòng mẹ, sự hi sinh của mẹ- con đáng trách vô cùng- thương mẹ

+ Lời xin lỗi bố và hứa hẹn: mong bố tha thứa lỗi lầm- hứa sẽ ngoan ngoãn hơn- sẽ làm việc đỡ đần cho mẹ và học giỏi hơn

III, Cuối thư

+ Chúc sức khỏe bố

+ Kí tên

c. Diễn đạt thành văn bản

d. Kiểm tra văn bản