Soạn bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2
Bản 1/ Soạn bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (siêu ngắn)
Bố cục của bài gồm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù): Hoàn cảnh gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu
- Phần 2: (tiếp theo đến Va-ren không hiểu Phan Bội Châu): Diễn biến cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu
- Phần 3 (còn lại): hành động của Phan Bội Châu sau cuộc gặp gỡ qua lời kể của các nhân chứng
Nội dung bài học:
- Khắc họa 2 nhân vật có tính cách đối lập, đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập ở nước ta thời Pháp thuộc: Va-ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương, Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam
- Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh, khả năng tưởng tượng, hư cấu
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
Đây là tác phẩm tưởng tượng, hư cấu bởi thực tế sau khi Va-ren sang Đông Dương cũng không có chuyện gặp Phan Bội Châu ở Hỏa Lò, Hà Nội
Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu
b. Thực chất, đây là lời hứa dối trá để trấn an dư luận ở Pháp và ở Đông Dương khi nhân dân đang đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu
Cụm từ nửa chính thức hứa và câu hỏi của tác giả giả cho thấy sự ngờ vực pha lẫn phủ định lời hứa của Va-ren
Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Tác giả đã dành một khối lượng từ ngữ lớn để khắc họa tính cách của Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, thì lấy sự im lặng. Dụng ý: tạo ra sự đối lập trong tính cách của hai nhân vật.
b. Hình ảnh của Va-ren:
- Động cơ: Muốn xoa dịu dư luận, dụ dỗ Phan Bội Châu phản quốc
- Tính cách: Nham hiểu, giả dối
- Bản chất: Là tên phản quốc, đê tiện, thâm độc
c. Hình ảnh Phan Bội Châu
- Khí phách: anh hùng, bản lĩnh, kiên cường
- Tư thê: hiên ngang
Câu 4 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
- Nếu dừng lại ở đó, câu chuyện sẽ kém thú vị, hấp dẫn và ý nghĩa của câu chuyện sẽ giảm đi rất nhiều.
- Ý nghĩa của đoạn kết:
+ Làm cho câu chuyện trở nên khách quan hơn
+ Thể hiện sự kinh bỉ tột độ của Phan Bội Châu đối với Gia-ve
+ Cho thấy thái độ cứng cỏi, bản lĩnh kiên cường của người anh hùng Phan Bội Châu
Câu 5 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
- Câu T. B (tái bút), với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai nói về hành động đối phó mạnh mẽ của Phan Bội Châu: nhổ vào mặt Va-ren. Đối phó với kẻ thù nếu chỉ im lặng dửng dưng thôi thì chưa đủ, có khi còn phải nhổ vào mặt nó.
- Sự kết hợp này khiến cho câu chuyện kết thúc bất nhờ hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của Va-ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu.
Câu 6 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
- Va-ren: Gian trá, lố bịch, mưu mô, xảo quyệt, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương
- Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc
Luyện Tập
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
- Thái độ của tác giả với Phan Bội Châu: Yêu quý, nể phục, kính trọng.
- Biết được điều đó qua cách miêu tả đối lập với Va-ren
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
“Những trò lố” là những trò bịp bợm, lố bịch của Va-ren diễn trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu, để rồi cuối cùng chuốc lấy thất bại và sự khinh bỉ của người tù cách mạng
Bản 2/ Soạn bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (siêu ngắn)
Bố cục của bài được chia làm 3 phần:
- Phần 1 (Do sức ép của công luận ở Pháp...... Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù): Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu
- Phần 2 (Nhưng chúng ta hãy theo dõi..... không hiểu Phan Bội Châu): Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu
- Phần 3 (còn lại): Thái độ của Phan Bội Châu qua lời các nhân chứng
Tóm tắt nội dung chính của bài:
Va-ren là đảng viên Đảng xã hội Pháp nhưng đã phản bội lý tưởng lại sắp sang nhận chức toàn quyền Đông Dương. Lúc bấy giờ ở nước ta đang dấy lên phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Trước sức ép của công luận, Va-ren hứa sẽ chăm sóc vụ việc ấy. Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. Ra Hà Nội, hắn vào xà lim dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng để hợp tác với Pháp. Suốt buổi gặp gỡ, Phan Bội Châu chỉ im lăng dửng dưng khinh bỉ sự đê hèn của Va-ren. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù của dân tộc. Anh lính dõng thì quả quyết rằng có thấy đôi ngọn râu mép cụ Phan nhếch lên một chút. Nhân chứng thứ hai lại khẳng định Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren.
Câu 1 (trang 94 Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Đây là tác phẩm tưởng tượng hư cấu
- Căn cứ vào nội dung truyện: tác phẩm ra đời từ một sự kiện lịch sử, nội dung truyện là sự tưởng tượng bố trí theo trình tự cuộc hành trình cuả Va-ren từ Pháp sang Việt Nam, bắt đầu đến Sài Gòn, rồi qua kinh đô Huế và đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, tác phẩm phơi bày bản chất của Va-ren và chuyến đi bỉ ổi của y.
Câu 2 (trang 94 Ngữ Văn 7 Tập 2):
a, Va-ren đã hứa là chăm sóc tới vụ Phan Bội Châu
b, Thực chất lời hứa đó là sự bịp bợm vì thực tế Phan Bội Châu vẫn nằm tù.
- Cụm từ nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả giả thử cứ cho rằng... sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao là cách viết thâm thúy trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren.
Câu 3 (trang 94 Ngữ Văn 7 Tập 2):
a. Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách từng nhân vật như sau:
- Phần lớn từ ngữ khắc họa tính các Va-ren
- Còn khắc họa Phan Bội Châu thì lấy sự im lặng làm phương thức đối lập do đó khối lượng từ ngữ ít hầu như không có
→ Cách viết vừa tả vừa gợi sinh động thâm úy trong việc khắc họa tính cách nhân vậtb. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu động cơ, tính cách bản chất củaVa-ren được bộc lộ: đó là sự vuốt ve dụ dỗ bịp bợm một cách liếm thoắng và trắng trợn
c. Qua sự im lặng của Phan Bội Châu ta thấy khí phách tư thế của ông hiện lên trước Va-ren: phớt lờ, thái độ khinh bỉ, bất hợp tác và kiên định lập trường yêu nước của Phan Bội Châu
Câu 4 (trang 94 Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Truyện không thể kết thúc ở câu đó vì như thế truyện sẽ kém thú vị, hấp dẫn nếu không có lời bình sắc sảo của tác giả
- Giá trị câu chuyện được nâng cao bởi đã tiếp tục nâng cấp tính cách của Phan Bội Châu:
+ Chữ không hiểu được giải thích một nửa (không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), bỏ ngỏ để độc giả tự ngẫm.
+ Phan Bội Châu vẫn giữ im lặng thể hiện thái độ khinh bỉ trước sự ba hoa, khoác lác của Va-ren
+ Sự im lặng của Phan Bội Châu cho thấy bản lĩnh kiên cường trước tên Toàn quyền Đông Dương
Câu 5 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Giá trị của lời T. B: khiến câu chuyện hóm hỉnh làm tăng ý nghĩa vấn đề
- Điều thú vị trong sự phối hợp giữ lời kết và lời T. B: nếu như với lời kết ở trên thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu được thể hiện bằng hình thức im lặng dửng dưng thì ở lời tái bút lại là hành động chống trả quyết liệt: nhổ vào mặt Va-ren → kẻ thù bỉ ổi ta cần thể hiện nhiều thái độ khác nhau càng ngày càng khinh bỉ miệt thị
Câu 6 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 2): Tính cách hai nhân vật
- Va-ren: gian trá lố bịch đại diện cho bản chất xâm lược của Pháp
- Phan Bội Châu: kiên cường bất khuất xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ đấng xả thân vì độc lập tiêu biểu cho khí phách dân tộc
Luyện tập
Bài 1 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Thái độ của tác giả đối với Phan Bộ Châu: yêu mến cản phục vị anh hùng bất khuất của dân tộc
- Căn cứ vào thủ pháp tương phản, đối lập làm nổi bật tư chất kiên định và lòng yêu nước của Phan Bội Châu
Bài 2 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Nghĩa của cụm từ những trò lố trong tác phẩm:
+ Trò: có ý mỉa mai, châm biếm
+ Lố: lố bịch, giả tạo đến kệch cỡm
→ Những trò lố: những trò bịp bợm của Va-ren diễn trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu chuốc lấy thất bại và sự khinh bỉ của người tù cách mạng. Bài trước: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích - Soạn Văn 7 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) - trang 96 sgk Ngữ văn 7 Tập 2