Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - trang 73 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - trang 73 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (siêu ngắn)

I. Hệ thống kiến thức
1. Nhu cầu biểu cảm của con người

- Cảm xúc thể hiện trong hai bài ca dao:

+ Bài 1: Nỗi cảm thương trước những thân phận nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội xưa

+ Bài 2: Niềm vui của người con gái trước tuổi xuân thì của mình. Cũng như sự lo lắng về thân phận của mình trong cuộc đời.

- Con người làm văn biểu cảm khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc

- Thư gửi bạn bè sẽ bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì viết thư thể hiện nhu cầu tình cảm của con người.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

a. Nội dung của hai đoạn văn.

+ Đoạn 1: Thể hiện niềm thương nhớ bạn qua bức thư nhắc lại kỉ niệm

+ Đoạn 2: Sự xúc động của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya

Khác với tự sự và miêu tả, nội dung cả cả hai đoạn văn đều thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết

b. Em tán thành với ý kiến đó. Tại vì chỉ có những cảm xúc đậm chất nhân văn mới đem đến tình cảm chân thành và dễ đi vào lòng người.

c. Phương thức biểu cảm của đoạn 1 là trực tiếp, đoạn 2 là gián tiếp

II. Luyện Tập

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

* So sánh:

- Giống nhau: Cả hai đoạn văn đều nói về hoa hải đường

- Khác nhau:

+ Đoạn 1 là đoạn văn miêu tả về đặc điểm của hoa hải đường,

+ Đoạn 2 sử dụng yếu tố tưởng tượng cà biểu cảm để nói về vẻ đẹp của loài hoa này.

- Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì:

+ Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường

+ Nhà văn sử dụng rất nhiều sự liên tưởng so sánh, ẩn dụ, hồi ức… miêu tả sự lộng lẫy, kiều diễm của hoa để khơi gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Nội dung biểu cảm trong hai bài Sông núi nước Nam:

+ Niềm tự hào về chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc

+ Ý chí, niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc

- Nội dung biểu cảm bài Phò giá về kinh:

+ Niềm tự hào về những chiến công vẻ vang của dân tộc

+ Khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước trong thời đại mới

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Một số văn bản biểu cảm hay mà em biết. : Tôi đi học, mẹ tôi, bức thư của thủ lĩnh da đỏ, những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

(Lòng yêu nước, Ê-ren-bua)

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En ri cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.

(Những tấm lòng cao cả- Et- môn- đô A- mi-xi)

Bản 2/ Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (siêu ngắn)

I, Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

- Tình cảm cảm xúc mà mỗi câu ca dao biểu lộ

+ câu ca dao thứ nhất biểu hiện nỗi khổ đau oan trái không tìm được lẽ công bằng của người lao động

+ câu ca dao thứ hai biểu hiện cảm xúc hạnh phúc êm ái, bao la tự hào

- Người ta thổ lộ tình cảm để mong có được sự sẻ chia đồng cảm khi vui hoặc buồn

- Khi tình cảm cảm xúc bị dồn nén không nói ra được người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm

- Trong thư từ thường hay biểu lộ tình cảm

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

a.

- Hai văn bản trên biểu lộ các nội dung

+ Đoạn 1: nỗi nhớ thương người bạn học cùng lớp trước đây

+ Đoạn 2: nỗi nhớ cùng tình yêu quê hương sâu đậm của tác giả đc gợi lên từ bài dân ca

- Nội dung ấy khác nội dung của văn bảm tự sự cà miêu tả ở chỗ nó biểu lộ tình cảm cảm xúc

b. Qua hai đoạn văn trên em tánthafnh ý kiến tình cảm cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn

c. Nhận xét về phương thức biểu đạt tình cảm cảm xúc ở hai đoạn văn trên:

- Đoạn 1 biểu lộ bằng phương thức trực tiếp qua ngôn từ (Thảo thương nhớ ơi! )

- Đoạn 2 dùng phương pháp tự sự miêu tả làm công cụ biểu đạt cảm xúc

Luyện tập

Bài 1 (trang 73 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Qua việc đọc và so sánh hai đoạn văn có thể thấy đoạn văn thứ hai là văn biểu cảm

- Lý do:

+ Đoạn văn bộc lộ niềm yêu thích hoa hải đường của tác giả

+ Biểu lộ niềm yêu thích ấy qua tưởng tượng chủ quan: phơi phới như một lời chào hạnh phúc, trông dân dã như một cây chè đất đỏ; trực tiếp qua lời văn: rạng rỡ nồng nàn, ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường, màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm

Bài 2 (trang 74 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nội dung biểu cảm trong bài Sông núi nước Nam là khẳng định niềm tự hào về nền độc lập của dân tộc

- Nội dung biểu cảm trong Phò giá về kinh là thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng cùng khát vọng hòa bình lâu dài của dân tộc.

Bài 3 (trang 74 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Một số bài văn biểu cảm: Cổng trường mở ra (Lý Lan), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài), Mẹ tôi

Bài 4 (trang 74 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một số đoạn văn xuôi biểu cảm sưu tầm

NGÔI TRƯỜNG CŨ

Tôi rảo bước đến truóc trường và tần ngần đưa mắt nhìn vào. Tuy đã bao nhiêu năm xa cách, ngôi trường vẫn không khác khi xưa là mấy: vẫn mái ngói rong rêu, vẫn bốn bức tường chớn cở, mấy giậu hoa ti gôn đã bắt đầu khoe sắc, mấy khóm vân côi cũng đang độ khai hoa. Cây điệp trước sân đã báo hiệu mùa thi với nghìn cánh hoa hồng tả tỏi trên vệ cỏ. Một niềm cảm xúc bỗng xâm chiếm tâm hồn tôi. Mỗi cảnh vật đều khơi gợi trong tôi những bóng hình xưa tăm tiếng xưa. Tôi thấy như sống lại những khoảnh khắc quãng đời thơ ấu, mà ngôi trường yêu mến kia đac phong kín của tôi bao nhiêu kỉ niệm vui buồn. Tôi nhớ lại tất cả. Cái gì tôi cũnh nhớ và cái gì cũng gieo vào lòng tôi một niềm lưu luyến cách vời.