Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Bánh trôi nước - trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Bánh trôi nước - trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Bản 1 Soạn bài: Bánh trôi nước (siêu ngắn)

Bố cục của bài thơ gồm 2 phần:

Phần 1: Hình ảnh chiếc bánh trôi

Phần 2: Vẻ đẹp hình thể, phẩm chất và thân phận người phụ nữ

Nội dung chính của bài

- Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong sáng của người phụ nữ xưa

- Cảm thương cho thân phận chìm nổi của họ

- Ngôn ngữ bình dị, có sử dụng hình ảnh ẩn dụ độc đáo, các tính từ gợi hình gợi cảm.

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Bài thơ "Bánh trôi nước" thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt. Bởi vì:

+ Bài thơ có bốn câu, mỗi câu 7 chữ

+ Hiệp vần ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả:

- Bánh được làm từ bột gạo, bên ngoài màu trắng, bên trong là nhân đường ngọt ngào

- Tùy thuộc vào tay người nặn mà bánh nát hay rắn

- Bánh còn sống sẽ chìm xuống, bánh chín sẽ nổi lên

b. Với nghĩa thứ hai

- Vẻ đẹp của người phụ nữ: Trắng trẻo, tròn đầy

- Phẩm chất: Có tấm lòng son sắt, chung thủy

- Số phận: Số phận bấp bênh, phụ thuộc vào người khác, không được làm chủ số phận của mình

c. Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai quyết định giá trị của bài thơ. Bởi vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, Nghĩa thứ nhất làm phương tiện để biểu đạt ý nghĩa thứ hai

Luyện Tập

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Các câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ Thân em

+ Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp và đâu

+ Thân em như hạt mưa xa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

- Mối liên quan

+ Đều là tiếng nói than thân cho số phận những người phụ nữ.

+ Đều thể hiện niềm đồng cảm sẻ chia với thân phận người phụ nữ

+ Đều tố cáo xã hội bất công chà đạp lên thân phận người phụ nữ

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Học thuộc lòng bài thơ

Bản 2/ Soạn bài: Bánh trôi nước (siêu ngắn)

Bố cục của bài gồm 2 phần:

- Phần 1: Hình ảnh bánh trôi nước

- Phần 2: Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước

Câu 1 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Lí do: bài thơ có bốn câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần ở câu 1,2,4

Câu 2 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước được miêu tả:

+ Là một vật có màu trắng, dạng viên tròn do nhào nước nhiều ít có thể dẫn tới việc bánh nát hoặc cứng

+ Khi luộc trong nước sôi bánh chín nổi lên bánh chưa chín thì chìm xuống

b. Với nghĩa thứ hai người phụ nữ được gợi qua một số nét

+ hình thể: trắng đẹp

+ phẩm chất: son sắt thủy chung không bị chi phối bởi cảnh ngộ

+ thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời

c. Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ.

- Vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, đó cũng là mục đích ra đời của bài thơ

Luyện tập

Bài 1 (trang 96 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Các câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ thân em

+ Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp và đâu

+ Thân em như hạt mưa xa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

- Mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước và Những câu hát than thân trong ca dao

+ Đều cất tiếng than thân cho người phụ nữ

+ Đều thể hiện niềm đồng cảm sẻ chia với thân phận người phụ nữ

+ Tố cáo xã hội bất công