Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Tiếng gà trưa - trang 151 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Tiếng gà trưa - trang 151 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Tiếng gà trưa (siêu ngắn)

Bố cục của bài gồm 3 phần:

- Phần 1 (khổ thơ 1): Tiếng gà trưa đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ

- Phần 2 (5 khổ tiếp): Kỉ niệm ấu thơ

- Phần 3 (còn lại): Những cảm nhận suy nghĩ của cháu

Nội dung chính của bài

- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu tha thiết, yêu thương.

- Từ tình cảm gia đình đã thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước

- Thể thơ 5 chữ, cách diễn đạt tình cảm tự nhiên, nhiều hình ảnh bình dị, chân thực

Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ: Buổi trưa, trên đường hành quân, người lính nghe thấy tiếng gà nhảy ổ từ đó gợi nhớ tới hình ảnh của người bà tần tảo sớm hôm yêu thương chăm sóc người cháu.

- Mạch cảm xúc trong bài thơ: Nghe thấy tiếng gà trưa ⟹ người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ ⟹ Nhớ người bà tần tảo sớm hôm. ⟹ Nỗi nhớ thương trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường

Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Những hình ảnh đẹp đẽ và kỉ niệm êm đềm được gợi lên từ tiếng gà trưa:

+ Những chú gà mái tơ, mái vàng bên ổ trứng hồng

+ Kỉ niệm những lần xem trộm gà đẻ, rồi bị bà mắng

+ Hình ảnh bà chăm sóc đàn gà, bà soi những trái trứng hồng

Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.

Câu 3 (trang 151 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Hình ảnh người bà: Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo. dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu, bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu

- Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu thương yêu, kính trọng và biết ơn bà.

Câu 4 (trang 151 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Cách gieo vần: Linh hoạt chủ yếu là vần cách nhưng vẫn giàu nhịp điệu

- Số câu trong mỗi dòng thơ: Mỗi bài ngũ ngôn thường có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 4 lần (mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy).

Tác dụng: Nhấn mạnh cảm xúc, giữ cho cảm xúc bài thơ được liền mạch (Sau mỗi tiếng gà trưa những kỉ niệm lại ùa về mạnh mẽ, gợi lên những cảm xúc của tuổi thơ)

Luyện Tập

Câu 1 (trang 153 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Tìm chọn học thuộc lòng đoạn thơ 10 câu trong bài Tiếng gà trưa

Câu 2 (trang 153 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Trong bài thơ “tiếng gà trưa” nổi bật lên tình cảm bà cháu vô cùng đẹp đẽ, thiêng liêng. Tình cảm ấy được gợi lại từ tiếng gà trưa thân thuộc trong một lần hành quân xa của người chiến sĩ. Tiếng gà trưa khơi nguồn những kỉ niệm tuổi thơ, những kí ức vui tươi, ấm áp bên bà. Trong kí ức của cháu bà là người tần tảo chắt chiu, luôn yêu thương cháu hết mực. Cháu cũng luôn dành tới bà tình yêu và niềm biết ơn vô bờ. Tình cảm già đình, tình bà cháu tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Bản 2/ Soạn bài: Tiếng gà trưa (siêu ngắn)

Bố cục của bài thơ gồm 3 phần:

- Phần 1 (khổ 1): Tiếng gà trưa gợi dậy tình cảm làng quê

- Phần 2 (khổ 2 đến khổ 6): Tiếng gà trưa gợi dậy kỉ niệm thời thơ ấu

- Phần 3 (còn lại): Những suy nghĩ được gợi lên từ tiếng gà trưa

Câu 1 (trang 151 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc: trên đường đi hành quân người lính bất chợt nghe thấy tiếng gà trưa nhảy ổ, gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ

* Mạch cảm xúc trong bài diễn biến như sau:

- Tiếng gà nhảy ổ trên đường hành quân gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ

- Kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với bà với tiếng gà trưa

+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và kỉ niệm về tuỏi thơ

+ Hình ảnh người bà với tình yêu thương sự chắt chiu chăm lo cho cháu

+ Mong ước bé nhỏ của tuổi thơ có bộ quần áo mới mỗi khi tết đến từ tiền bán gà

- Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu cùng người lính khắc sâu thêm tình yêu quê hương đất nước

Câu 2 (trang 151 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Những hình ảnh kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ được tiếng gà trưa gợi lại:

- Tiếng gà trưa gợi lại trong người chiến sĩ hình ảnh những chú gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng xinh đẹp kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà nhảy ổ bị bà mắng

+ Tiếng gà trưa gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương đùm bọc chăm lo trọn lòng cho cháu

+ Cùng những ước mơ có bộ quần áo mới từ tiền bán gà, ước mơ hồn nhiên ấy đi cả vào trong giấc mơ

* Qua đó bài thơ biểu hiện một Tâm hồn trẻ thơ trong sáng hồn nhiên vui tươi cùng hình ảnh người bà hết lòng yêu thương chăm chút cho cháu

Câu 3 (trang 151 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Hình ảnh người bà đươc gợi lên từ kỉ niệm và tình cảm của đứa:

+ Đó là người bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khó (Tay bà khum soi trứng, dành từng quả chắt chiu, bà lo đàn gà toi mong trời đừng sương muối)

+ Dành trọn vẹn tình yêu thương che chở cho cháu: dành dụm chi chút để cuối năm bán gà may quần áo mới cho cháu

+ Bà không quên bảo ban nhắc nhở cháu, ngay cả khi trách mắng cũng là vì yêu thương

- Tình bà cháu thật thắm thiết sâu nặng: bài dành hết tình yêu thương cho cháu; cháu cũng vô cùng yêu thương kính trọng, biết ơn bà

Câu 4 (trang 151 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nhận xét cách gieo vần, số câu chữ:

+ Gieo vần linh hoạt có chỗ gieo vần liền vần cách

+ Số câu trong một đoạn và số chữ trong một câu cũng biến đổi dài ngắn linh hoạt

- Câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ

- Tác dụng khi lặp lại câu thơ Tiếng gà trưa:

+ Mỗi lần nhắc tới câu thơ lại gợi ra một kỉ niệm.

+ Nó vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình

Luyện tập

Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ nàu:

- Đó là tình cảm gia đình cao đẹp và thiêng liêng

- Nói rộng hơn đó cũng là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước vô cùng sâu đậm