Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (cực ngắn) > Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu - trang 172 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu - trang 172 sgk Ngữ văn 7 Tập 1

Bản 1/ Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu (siêu ngắn)

Bố cục của bài gồm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình cảm của tác giả đối với nơi đây

Phần 2: Tiếp đến “leo lên hơn năm triệu”: Cảm nhận và đánh giá về phong cách con người Sài Gòn.

Phần 3: Còn lại: Khẳng định lại tình yêu đối với Sài Gòn.

Nội dung chính của bài

- Sài Gòn là mảnh đất trẻ trung, năng động, có những đặc trưng riêng về khí hậu, con người có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình, đạo nghĩa

- Thể hiện tình cảm gắn bó sâu đậm, sự am hiểu tinh tế tường tận của tác giả với mảnh đất Sài Gòn.

- Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt, điệp từ, điệp cấu trúc câu.

Câu 1 (trang 172 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Sài Gòn được cảm nhận về những phương diện: Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người.

- Bố cục của bài gồm: 3 phần (như đã trình bày ở trên)

Câu 2 (trang 172 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

a. Nét riêng biệt về thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:

- Nắng sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào mau tạnh.

- Thời tiết thay đổi bất ngờ: ‘đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh’’

- Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.

b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn vô cùng nồng nàn, tha thiết, yêu thương.

- Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn.

Câu 3 (trang 172 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Đặc trưng phong cách con người nơi đây:

+ Là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn

+ Tự nhiên, chân thành bộc trực, cởi mở.

+ Thiếu nữ Sài Gòn với vẻ đẹp tự nhiên dễ gần mà ý nhị với dáng vẻ tự nhiên khỏe khoắn vừa ý tứ vừa mạnh dạn tuy có vẻ cổ xưa nhưng mang tinh thần dân chủ.

- Thái độ của tác giả: Yêu thương, trên trọng, gắn bó

Câu 4 (trang 172 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Vị trí, ý nghĩa của đoạn cuối:

- Là lời khẳng định chắc chắn của tác giả về tình yêu đối với Sài Gòn

- Thể hiện niềm mong ước các bạn trẻ cũng sẽ yêu lấy Sài Gòn

Câu 5 (trang 172 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.

- Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn.

Luyện Tập

Câu 1 (trang 173 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Một số bài viết về xứ Huế: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Chút tình với Huế (Phạm Ngọc), Bài ca dao “Đường vô xứ Huế quanh quanh/Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”, Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử,... ),....

Câu 2 (trang 173 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình. Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết, có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, có những triền đê lộng gió mỗi buổi chiều về. Người dân quê em hồn hậu chất phác đặc biệt là rất nhiệt tình, hiếu khách. Em yêu quê hương, yêu tất cả những điều thuộc về nơi ấy.

Bản 2/ Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu (siêu ngắn)

Bố cục của bài được chia làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "tông chi họ hàng"): những ấn tượng chung và tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn

- Phần 2 (từ "ở trên đất này" đến "leo lên hơn năm triệu"): cảm nhận về phong cách con người Sài Gòn

- Phần 3 (còn lại): tình yêu của tác giả với thành phố Sài Gòn

Tóm tắt nội dung chính

Sài Gòn tôi yêu là văn bản có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình với thành phố Sài Gòn ở phần đầu tiên. Tiếp đó, tác giả đưa ra những dẫn chứng về sự chân thành, giản dị, con người vô cùng thân thiện dễ mến của người Sài Gòn. Cuối cùng, tác giả chốt lại bằng tình yêu của mình với mảnh đất này và kêu gọi nhắn nhủ mọi người cũng yêu thương nó như tác giả.

Câu 1 (trang 172 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Tác giả cảm nhận Sài Gòn về các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của cư dân và phong tục của con người nơi đây

- Bố cục của bài viết:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến "tông chi họ hàng"): những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn và tình cảm đối với nơi đây

+ Đoạn 2 (từ "ở trên đất này" đến "leo lên hơn năm triệu"): cảm nhận và bàn bạc đánh giá về phong cách con người Sài Gòn

+ Đoạn 3 (phần còn lại): nhấn mạnh thêm tình yêu với Sài Gòn

Câu 2 (trang 172 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Nét riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn qua cảm nhận tinh tế của tác giả

- Các hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ạt và mau dứt

- Sự thay đổi đột ngột nhanh chóng của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

- Cảm nhận về không khí nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau: đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu thanh sạch.

b. Tìnhh cảm của tác giả được thể hiện

+ Tác giả yêu Sài Gòn bằng một tình yêu da diết nồng nhiệt mọi đặc điểm cuộc sống ồn ào hay sự trái trứng của thời tiết cũng thật đáng yêu đáng nhớ

+ Tình yêu ấy đã khiến tác giả có những cảm nhậ sâu sắc tinh tế về thành phố

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả: điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh khẳng định tình cảm của mình cũng là để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên đất trời khí hậu Sài Gòn

Câu 3 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nét đặc trưng trong phong cách của người Sài Gòn là: chân thành, bộc trực, dễ cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị

- Thái độ tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn: đó là tình cảm chân thành yêu mến nồng nhiệt

Câu 4 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn

+ Nhấn mạnh và khẳng định lại mối tình dai dẳng bền chặt với con người mảnh đất đã gắn bó gần hết đời người

+ Gửi gắm thông điệp ước mong tình yêu đối với Sài Gòn sẽ được lan tỏa đi nhiều trái tim khác nữa

Câu 5 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn

+ Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả thiên nhiên, khí hậu, con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm

+ Biểu cảm trực tiếp qua các câu văn cảm thán: Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây, Thương mến bao nhiêu....

Luyện tập

Bài 2 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đoạn văn tham khảo:

Quê hương là nơi đã sinh thành, nuôi dưỡng và xây dựng biết bao tổ ấm gia đình, bao thế hệ con người. Đối với tôi, quê hương không chỉ là người cha, người mẹ đã và đang dạy dỗ con cái mà còn là nơi làm cho ai đi xa cũng phải nhớ về. Quê hương tôi rất thanh bình và yên tĩnh khác hẳn với những đô thị ồn ào, náo nhiệt. Tôi yêu mảnh đất Sơn Tây yên bình, đơn sơ mà giản dị - nơi chôn nhau cắt rốn của tôi. Dù đi đâu xa tôi vẫn luôn luôn nhớ mãi mảnh đất thân yêu này.