Soạn bài: Câu đặc biệt - trang 26 sgk Ngữ văn 7 Tập 1
Bản 1/ Soạn bài: Câu đặc biệt (siêu ngắn)
A. Kiến thức cần nhớ:
- Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
- Tác dụng của câu đặc biệt:
+ Xác định thời gian, nơi chốn, diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Gọi đáp.
B. Hướng dẫn soạn bài
I. Thế nào là câu đặc biệt
- Câu in đậm có cấu tạo: Từ cảm thán + cụm danh từ
- Chọn đáp án: C
II. Tác dụng của câu đặc biệt
- “Một đêm mùa xuân” – Xác định thời gian, nơi chốn.
- “Tiếng reo. Tiếng vỗ tay”: liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- “Trời ơi! ”: Bộc lộ cảm xúc.
- “Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
Chị An ơi! ”: gọi đáp.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Không có câu đặc biệt.
Các câu rút gọn:
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Nghĩa là phải ra sức trưng bày…kháng chiến.
b. Không có câu rút gọn
Câu đặc biệt: Ba giây…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!
c. Không có câu rút gọn.
Câu đặc biệt: Một hồi còi.
d. Câu rút gọn:
- Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Câu đặc biệt: Lá ơi!
Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
- Các câu rút gọn có tác dụng làm cho lời văn ngắn gọn, không bị lặp, không bị thừa.
- Các câu đặc biệt:
+ Ba giây…Bốn giây…: Xác định thời gian.
+ Lâu quá! - bộc lộ cảm xúc.
+ Một hồi còi – thông báo, tường thuật
+ Lá ơi - gọi đáp.
Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
Tôi yêu biết bao quê hương mình. Yêu những buổi sáng tinh mơ với tiếng người cười nói ríu rít gọi nhau ra đồng, yêu những buổi chiều hè được đắm mình dưới dòng sông trong mát, ngọt lành. Những đêm trăng thanh với những làn gió mát bầy trẻ chúng tôi rủ nhau chơi trốn tìm làm xóm làng rộn rã hẳn lên. Chao ôi! Quê hương! Quê hương tôi đẹp quá! Mai đây dù có khôn lớn trưởng thành nhưng dấu ấn về những cảnh đẹp quê hương vẫn sẽ hằn sâu trong tâm trí tôi.
Bản 2/ Soạn bài: Câu đặc biệt (siêu ngắn)
I. Thế nào là câu đặc biệt?
Chọn c
II. Tác dụng của câu đặc biệt
Tác dụng | Bộc lộ cảm xúc | Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng | Xác định thời gian nơi chốn | Gọi đáp |
Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. ( Nguyên Hồng) | x | |||
Đoàn người nhốn nháo. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay (Nam Cao) | x | |||
“ Trời ơi! ”, cô giáo tái mặt nước mắt giàn giụa. lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài) | x | |||
An gào lên:
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! - Chị An ơi! Sơn đã nhìn thấy chị (Nguyễn Đình Thi) | x |
III. Luyện tập
Bài 1 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):
Ví dụ | Câu rút gọn | Câu đặc biệt |
a | - Có khi được trưng bày… trong hòm
- Nghĩa là phải ra sức giải thích…. kháng chiến | |
b | Ba giây… Bốn giây…. Năm giây… Lâu quá! | |
c | Một hồi còi | |
d | Lá ơi! | - Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi
- Bình thường lắm chẳng có gì đáng kể đâu |
Bài 2 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Tác dụng của câu đặc biệt trong bài tập 1
+ Xác định thời gian
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Gọi đáp
Bài 3 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo
Một ngày xuân. Tôi dạo bước trên con đường làng. Ôi quê tôi! Nơi đây thật đẹp biết bao. Xa xa kia là lũy tre làng đã ôm trọn ngôi làng suốt bao năm tháng qua. Tôi yêu biết bao cánh đồng lúa xanh mướt trải dài tít tắt tới chân trời. Tôi yêu hương khói bếp tỏa ra mỗi buổi chiều về. Từng đàn trâu thong dong gặm cỏ, cò trắng từng đôi liệng xuống đồng, những hình ảnh thân thuộc ấy không biết tự bao giờ đã đậm sâu trong tâm trí tôi. Quê hương hai tiếng ấy thật thiêng liêng biết bao!
Bài trước: Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - trang 26 sgk Ngữ văn 7 Tập 2 Bài tiếp: Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Soạn Văn 7 (cực ngắn)