Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Viết đơn - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Viết đơn - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Thông qua việc thực hành một số tình huống cụ thể, giúp học sinh nắm được các vấn đề: Khi nào cần viết đơn? Cách trình bày một lá đơn như thế nào? Những sai sót cần phải tránh khi viết đơn

2. Kĩ năng

Rèn cho học sinh kỹ năng viết đơn theo đúng yêu cầu.

3. Thái độ

Học sinh có ý thức tự giác, nghiệm túc khi viết bài.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Khi nào cần viết đơn

- Gọi học sinh đọc tình huống

- Em rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn?

- Cho học sinh đọc các tình huống trong sách giáo khoa.

- Trong các trường hợp đó, trường hợp nào cần viết đơn? Trường hợp nào cần phải viết văn bản khác? Tại sao?

- Từ 2 bài tập trên em có thể rút ra kết luận gì?

I. Khi nào cần viết đơn

1. Bài tập:

2. Kết luận

*- Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần phải viết đơn; không có đơn nhất định công việc không được giải quyết.

* a. Bị mất chiếc xe đạt khi đến thăm bạn => Viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe đạt.

b. Muốn theo học lớp nhạc hoạ => Viết đơn xin nhập học.

c. Cãi nhau => Viết bản tường trình hay kiểm điểm.

d. Muốn học ở nơi mới => Viết đơn xin chuyển trường, Đơn xin học.

=> Kết luận:

- Trong cuộc sống con người rất nhiều tình huống cần phải viết đơn, khi có một nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết.

- Đơn từ là loại văn bản không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại đơn và nội dung

Hãy so sánh, tìm những điểm giống và khác nhau trong hai lá đơn từ đó rút ra những nội dung nhất thiết cần phải có trong 1 lá đơn, giải thích lí do?

- Học sinh quan sát, đọc kĩ hai lá đơn và rút ra nhận xét.

II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu được trong đơn.

1. Các loại đơn.

a. Đơn viết theo mẫu in sẵn: Người viết đơn chỉ cần điền những từ, câu phù hợp vào những chỗ có dấu...

b. Viết đơn không theo mẫu: Người viết phải tự nghĩ ra nội dung rồi trình bày.

2. Những nội dung không thể thiếu được trong một lá đơn.

- Quốc hiệu, để tỏ ý trang trọng.

- Tên của đơn: để người đọc biết được mục đích của người viết đơn.

- Tên người viết đơn.

- Nơi (tên người) nhận đơn.

- Lí do viết đơn và những yêu cầu, đề nghị của người viết đơn.

- Ngày tháng năm và nơi viết đơn.

- Chữ kí của người làm đơn.

Lưu ý: Đơn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng chữ kí thì nhất thiết phải tự kí bằng tay.

Hoạt động 3: Cách thức viết đơn

- Học sinh rút ra cách trình bày.

- Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

III. Cách thức viết đơn

1. Đơn có mẫu: Điều vào chỗ trống những nội dung cần thiết.

2. Đơn không theo mẫu: (Sách giáo khoa)

3. Cách trình bày:

- Tên đơn phải viết chữ to, chữ hoa hoặc chữ in.

- Phần quốc hiệu, tên đơn phải viết chính giữa trang giấy.

- Lời văn: gọn gàng, sáng sủa, dễ đọc, dễ hiểu nhất là phần yêu cầu, dề nghị phải viết thành thật, chính đáng. Không viết dài dòng.

*. Ghi nhớ: (Sách giáo khoa)

4. Củng cố, luyện tập

- Có mấy loại đơn thường gặp? những nội dung nào không thể thiếu trong một lá đơn?

- Phương pháp trình bày một lá đơn?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Tập viết đơn: nghỉ học, chuyển trường.

- Soạn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.