Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Sơn Tinh, Thủy Tinh - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Sơn Tinh, Thủy Tinh - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

- Nắm được các nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc - hiểu một văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.

- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi tìm hiểu nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi, ...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

- Kể lại tóm tắt tryền thuyết Thánh Gióng? ý nghĩa của truyện Thánh Gióng?

3. Bài mới

“ Núi cao sông hãy còn dài – Trăm năm báo oán, đời đời đánh ghen” (Ca dao). Cuộc chiến trường kỳ và gian nan ấy đã được thần thoại hoá trong truyền thuyết mà chúng ta học hôm nay " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh"

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, rõ ràng, rành mạch, chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh ở đoạn đánh nhau, đoạn cuối đọc chậm.

- Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn

- Gọi 3 học sinh đọc tuần tự

- Em hãy kể lại tóm tắt những sự việc chính của truyện?

* Kể tóm tắt:

- Vua Hùng kén rể.

- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn, điều kiện chọn rể của nhà vua.

- Sính lễ của vua Hùng.

- Sơn Tinh rước được Mị Nương về núi.

- Thuỷ Tinh nổi giận.

- Hai bên giao chiến.

- Nạn lũ lụt ở sông Hồng.

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích 1,3,4 (Sách giáo khoa)

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc, kể

2. Chú thích

- Sơn Tinh: Thần Núi.

- Thuỷ Tinh: Thần Nước.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.

- Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào?

- Truyện được chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn?

- Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

- Giáo viên: Hoàn cảnh lịch sử: Đời vua Hùng thứ 18 gắn liền với công cuộc trị thuỷ, mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.

- Truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính?

Truyện bao gồm 5 nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.

- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là nhân vật chính.

- Phần mở đầu của truyện giới thiệu với chúng ta điều gì?

- Ý định của vua Hùng đã dẫn đến sự việc gì?

- Tìm những chi tiết giới thiệu về hai thần?

- Em có nhận xét gì về những chi tiết này?

- Qua đó em thấy hai thần như thế nào?

- Kịch tính của câu chuyện khởi đầu từ khi nào?

- Thái độ của Vua Hùng ra sao?

- Điều kiện mà vua Hùng đặt ra là gì?

- Em có nhận xét gì về đồ sính lễ của vua Hùng?

- Có ý kiến cho rằng: Vua Hùng đã có ý chọn Sơn Tinh nhưng cũng không muốn làm mất lòng Thuỷ Tinh nên mới bày ra cuộc đua tài về nộp sính lễ. Ý kiến của em như thế nào?

- Hùng ngầm đứng về phía ai? Qua đó em thấy Vua Hùng là người như thế nào?

- Thái độ của vua Hùng cũng chính là thái độ của nhân dân ta đối với nhân vật? Đó là thái độ như thế nào?

* Giáo viên: Người Việt thời cổ cư ngụ chủ yếu ở vùng ven núi và sống bằng nghề trồng lúa nước. Núi và đất là nơi họ xây dựng bản làng và trồng trọt, là quê hương, là lợi ích, là bè bạn. Sông cho ruộng đồng chất phù sa màu mỡ cùng nước để cây lúa phát triển nhưng nếu nhiều nước quá thì sông nhấn chìm hoa màu, ruộng đồng, làng xóm. Điều đó đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tổ tiên người Việt.

- Ai là người được chọn để làm rể vua hùng?

→ Sơn Tinh.

- Em hãy tưởng tượng cảnh Sơn Tinh rước Mị Nương về núi.

- Không lấy được vợ, Thuỷ Tinh nổi giận, em hãy thuật lại cuộc giao đấu giữa hai chàng?

- Trong trí tưởng tượng của người xưa, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đại diện cho lực lượng nào?

- Theo dõi cuộc giao đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh em thấy chi tiết nào là nổi bật nhất? Tại sao?

- Kết quả của cuộc giao đấu?

- Một kết thúc truyện như thế phản ảnh sự thật lịch sử gì?

- Ngoài ý nghĩa trên, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh còn có ý nghĩa nào khác khi gắn liền với thời đại dựng nước của các vua Hùng?

- Các nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh gây ấn tượng mạnh khiến người đọc phải nhớ mãi. Theo em, điều đó có được là do đâu?

II. Đọc hiểu văn bản.

1 Kiểu văn bản: Tự sự

2 Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu → một đôi: Vua Hùng kén rể.

- Đoạn 2: rút quân: Cuộc giao đấu của hai thần.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Giải thích hiện tượng lũ lụt.

3 Phân tích

a, Vua Hùng kén rể

- Mị Nương hiền dịu, đẹp như hoa.

→ đẹp người, đẹp nết.

- Vua cha yêu thương.

- Muốn kén cho con một người chồng xứng đáng.

b. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao đấu giữa hai thần

* Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn

- Sơn Tinh: Ở núi Tản, có tài lạ: vẫy tay: nổi cồn bãi, núi đồi.

- Thuỷ Tinh: Ở miền biển, tài năng không kém: gọi gió, hô mưa.

→ Chi tiết tưởng tượng, kì ảo, hấp dẫn.

- Hai vị thần khổng lồ, uy nghi, tài năng phi phàm, họ có chung một nguyện ước là được cưới Mị Nương làm vợ.

- Hai vị thần cùng xuất hiện.

- Vua Hùng băn khoăn, khó xử, bèn ra điều kiện.

- Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao Mỗi thứ một đôi, một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng.

→ Đồ sính lễ của vua Hùng kì lạ và khó kiếm nhưng đều là những con vật sống ở trên cạn. Qua đó cho thấy vua Hùng đã ngầm đứng về phía Sơn Tinh, nhà vua bộc lộ sự thâm thuý, khôn khéo.

→ Vua Hùng ngầm đứng về phía Sơn Tinh. Vua Hùng là vị vua rất anh minh.

→ Tôn thờ thần núi, coi thần núi là phúc thần.

* Cuộc giao đấu giữa hai chàng

- Hai thần giao đấu quyết liệt.

- Thuỷ Tinh đại diện cho cái ác, cho hiện tượng thiên tai lũ lụt.

- Sơn Tinh: đại diện cho chính nghĩa, cho sức mạnh của nhân dân chống lại thiên tai

- Chi tiết: nước sông dâng... miêu tả đúng tính chất khốc liệt của cuộc tranh đấu chống thiên tai gay go, bền bỉ của nhân dân ta.

c. Kết quả cuộc giao đấu

- Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.

- Năm nào cũng thắng.

Hoạt động 3 Tổng kết

- Nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?

- Nội dung truyện

- 2 học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

III- Tổng kết

a- Nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng hình tượng nghệ thuật kì ảo mang tính tượng trưng và khái quát cao.

b- Nội dung

- Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt hàng năm ở nước ta.

- Phản ảnh mong ước của nhân dân ta muốn chiến thắng thiên tai, bão lụt.

- Ngợi ca công lao trị thuỷ, dựng nước của ông cha ta.

* Ghi nhớ (Sách giáo khoa trang 34)

Hoạt động 4 Luyện tập.

-Học sinh kể - Lớp nhận xét

-Giáo viên bổ sung

IV. Luyện tập:

1. Kể lại diễn cảm truyện?

2. Từ truyện " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ", em có suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng trồng thêm...

* Gợi ý: Đảng và nhà nước ta đã ý thức được những tác hại to lớn do thiên tai gây ra nên đã chỉ đạo nhân dân ta có những biện pháp phòng chống hữu hiệu, biến mong ước chế ngự thiên tai của nhân dân thời xưa trở thành hiện thực.

4. Củng cố, luyện tập

- Cơ sở sự thật lịch sử của truyện?

- Ý nghĩa của truyện?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, tóm tắt truyện

- Tại sao văn bản "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" lại được coi là truyền thuyết?

- Soạn bài: Nghĩa của từ