Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm và ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
2. Kĩ năng
- Chỉ ra được nhân vật và sự việc trong một văn bản tự sự.
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi tìm hiểu về sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi, ...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
- Thế nào là văn tự sự? Nêu đặc điểm của văn tự sự?
3. Bài mới
Ở bài trước, ta đã thấy rõ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có người, có việc. Đó là sự việc và nhân vật, 2 đặc điểm cốt lõi của một tác phẩm tự sự. Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra, Làm thế nào để xây dựng cho hay, sống động trong bài viết của mình. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các sự việc trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”? - Em hãy chỉ ra các sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc trong các sự việc trên? Giáo viên: Trong các sự việc trên, không bớt được sự việc nào vì nếu bớt đi sự kiến thì sẽ thiếu tính liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích rõ. - Các sự việc được kết hợp với nhau theo quan hệ nhân quả, khộng thể thay đổi được. Vậy mối quan hệ của các sự việc đó như thế nào? - Qua việc tìm hiểu các sự việc, em hãy rút ra nhận xét về trình tự sắp xếp các sự việc? Học sinh đọc câu hỏi mục I1. b (Sách giáo khoa - Trang 37) Nếu kể chuyện có đủ 7 sự việc như vậy truyện có hấp dẫn không? tại sao? Em hãy tìm 6 yếu tố đó trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”? Có thể xoá bỏ thời gian và địa điểm trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” được không? Tại sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết hay không? Nếu bỏ đi Vua Hùng có kén rể được không? - Thủy Tinh nổi giận có lí do ko? ở những sự việc nào? - 6 Yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có ý nghĩa gì? - Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và Vua Hùng? Sơn Tinh thắng Thủy Tinh mấy lần? Điều đó ý nghĩa gì? Có thể cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? tại sao? Có thể bỏ chi tiết “ Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…được không? - Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào? - 2 học sinh đọc ghi nhớ. | I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 1. Sự việc trong văn tự sự a Bài tập (Sách giáo khoa - Trang 37). * Nhận xét: . Tìm hiểu các sự việc trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”: - Sự việc mở đầu: 1 - Sự việc phát triển: 2,3,4 - Sự việc cao trào: 5,6 - Sự việc kết thúc: 7 → các sự việc đó có mối quan hệ chặt chẽ, không thể đảo lộn, không thể bớt bỏ. → Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự có ý nghĩa, sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau, cả chuỗi sự việc khẳng định chiến thắng của Sơn Tinh. - Truyện mà chỉ có 7 sự việc sẽ khô khan, khó hiểu. - Truyện phải có sự việc cụ thể, chi tiết, phải nêu rõ được 6 yếu tố: 1 Ai làm (nhân vật) 2 Xảy ra ở đâu? ( địa điểm) 3 Xảy ra lúc nào (thời gian)? 4 Tại sao xảy ra? (nguyên nhân) 5 Xảy ra như thế nào? ( Diễn biến) 6 Kết quả ra sao? * 6 yếu tố đó trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” 1. Nhân vật: Sơn Tinh, Thủy Tinh 2. Địa điểm: ở Phong Châu (đất của vua Hùng). 3. Thời gian: Thời vua Hùng. 4. Nguyên nhân: Sự ghen tuông của Thủy Tinh 5. Diễn biến: Những trận đánh nhau dai dẳng của các thần. 6. Kết quả: Thủy Tinh thua cuộc nhưng không chịu, hàng năm trận chiến giữa 2 thần vẫn xảy ra. - Không thể xoá bỏ thời gian và địa điểm trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” được vì sẽ làm truyện thiếu sức thuyết phục, không còn là truyền thuyết. - Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết, vì thế mới chống lại được Thủy Tinh. - Sự việc Vua Hùng kén rể không bỏ được vì sẽ không có lí do để 2 thần thi tài. - Thủy Tinh nổi giận vì lí do + Rất kiêu ngạo → Đi đến muộn. + Mất vợ → Tức. + Tính ghen tuông. - 6 yếu tố tạo nên tính cụ thể của truyện: * Giọng kể - Sơn Tinh có tài xây luỹ chống lụt. - Món đồ sính lễ dễ cho Sơn Tinh, khó đối với Thủy Tinh. - Sơn Tinh thắng liên tục, lấy dược vợ, thắng trận liên tục→ năm nào cũng thắng (chiến thắng lũ lụt). - Vì nhân dân sẽ chìm gập trong nước, chết. - Không vì đó là hiện tượng xảy ra hàng năm ở nước ta → Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được chọn lựa sao cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. * Kết luận: |
Hoạt động 2 Luyện tập - Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm? - Vai trò của các nhân vật? | II. Tập luyện Bài 1 (Trang 38) - Vua Hùng: kén rể, mời lạc hầu vào bàn luận. gả Mị Nương cho Sơn Tinh. - Mị Nương: theo chồng về núi. - Sơn Tinh: Cầu hôn, đem theo sính lễ, rước Mị Nương về núi, giao chiến với Thuỷ Tinh. - Thuỷ Tinh: đến cầu hôn... * Vai trò của các nhân vật: + Vua Hùng: nhân vật phụ: quan điểm cuộc hôn nhân. + Mị Nương: đầu mối của cuộc xung đột. + Thuỷ Tinh: Nhân vật chính: thần thoại hoá sức mạnh của mưa gió.. + Sơn Tinh: nhân vật chính: người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ. |
4. Củng cố, luyện tập
- Thế nào là sự việc trong văn bản tự sự?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, làm bài tập (Sách giáo khoa)
- Soạn tiếp tiết 2
Bài trước: Nghĩa của từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 6