Phó từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được phó từ là gì? Nắm được các loại phó từ? Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng đặt câu có chứa phó từ để diễn đạt các ý nghĩa khác nhau.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập đúng đắn
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
( Kết hợp trong bài)
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt | ||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới * Giáo viên: Treo bảng phụ đã viết ví dụ * Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ - Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? - Nếu quy ước những từ in đậm là X và những từ bổ sung là Y em hãy vẽ mô hình cụ thể cho từng trường hợp? - Nếu gọi mô hình X + Y là một cụm từ, em có nhận xét về vị trí và vai trò của X? - Phó từ là gì? * Bài tập nhanh: (Bảng phụ) xác định mô hình X + Y hoặc Y +X trong 2 ngữ cảnh sau: a. Ai ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc ta đừng quyên nhau (Ca dao) b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa hối hận tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (Tô Hoài) Giải đáp: a. X + Y: đã từng, đừng quyên. b. X + Y: không trêu Y + X: thương lắm | I. Phó từ là gì? 1. Bài tập. Sách giáo khoa - Trang 12 2. Kết luận. a. đã bổ sung ý nghĩa cho đi. cũng → ra. vẫn, chưa → thấy. thật → lỗi lạc. b. được → soi (gương). rất → ưa nhìn. ra → bướng. - Từ loại: + Động từ: đi, ra, thấy, soi... + Tính từ: lỗi lạc, ưa, to, bướng... - Mô hình: X + Y => đã đi, cũng ra, thật lỗi lạc. Y + X => soi gương được, to ra → Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ được gọi là phó từ *. Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 12 | ||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại phó từ. * Giáo viên treo bảng phụ * Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ - Những phó từ nào đi kèm với các từ: Chóng, trêu, trông thấy, loay hoay? - Mô hình hoá từng trường hợp cụ thể - Điền các phó từ ở mục I và II vào bảng? (Giáo viên sử dụng bảng phụ đã chuẩn bị trước) | II. Các loại phó từ: 1. Bài tập: (Sách giáo khoa - Trang 13) 2. Kết luận. * Các phó từ: đừng, không, đã, đang, lắm. * Mô hình: - X + Y: đừng trêu, không trông thấy, đang loai hoay, đã trông thấy. - Y + X: chóng lớn lắm
| ||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Luyện tập * Giáo viên: cho học sinh đọc bài tập - Em hãy tìm phó từ và nêu tác dụng của phó từ? * Giáo viên: Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn: - Nội dung: Thuật lại việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - Độ dài: 3 đến 5 câu - Kĩ năng: có ý thức dùng phó từ | III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Các phó từ và ý nghĩa của chúng trong đoạn văn: a. - Đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian. - Không: chỉ sự phủ định - Còn: chỉ sự tiếp diễn tương tự - Đã: chỉ thời gian - Đều: chỉ sự tiếp diễn - Đương, sắp: chỉ thời gian - Lại: chỉ sự tiếp diễn - Ra: chỉ kết quả và hướng - Cũng: chỉ sự tiếp diễn - Sắp: chỉ thời gian b. Đã: chỉ thời gian - Được: chỉ kết quả 2. Bài 2: Một hôm tôi nhìn thấy chị Cốc đang rỉa cánh gần hang mình. Tôi nói với Choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ chối đây đẩy. Tôi hát cạnh khoé khiến chị Cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ cho Choắt những cú trời giáng khiến cậu ta ngắc ngoải vô phương cứu sống. - Phó từ: + Đang, đã: thời gian hiện tại + Rất: mức độ + Ra: kết quả |
4. Củng cố, luyện tập
Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
- Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
Bài trước: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Tìm hiểu chung về văn miêu tả - Giáo án Ngữ Văn lớp 6