Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Cây bút thần - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Cây bút thần - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Thấy được quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và những mong ước về những khả năng kỳ diệu của con người.

- Nắm được cốt truyện Cây bút thần với nhiều yếu tố thần kì

- Sự lặp lại tăng tiến của những tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại

- Nhận ra và phân tích các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.

- Có kỹ năng kể lại một câu chuyện cổ tích.

3. Thái độ

- Tích cực học tập, khổ luyện thành tài, phục vụ tài năng cho mục đích chân chính.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

Kết hợp bài học.

3. Bài mới

Là một trong những truyện cổ tích thần kì, thuộc loại truyện kể về những con người thông minh, tài giỏi. Cây bút thần đã trở thành truyện cổ tích thân thuộc với cả trăm triệu người dân Trung Quốc và Việt Nam từ bao đời nay. Câu chuyện khá li kì, xoay quanh số phận của Mã Lương, từ một em bé nghèo khổ trở thành một hoạ sĩ lừng danh với cây bút diệu kì giúp dân diệt ác. Diễn biến của truyện ra sao, bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Đọc - hiểu chú thích:

Giáo viên hướng dẫn cách đọc- giáo viên đọc mẫu- học sinh đọc:

Kể tóm tắt

Giải nghĩ từ: Khảng khái, dốc lòng, mách bảo, mách bảo, mãng xà

I. Đọc- hiểu chú thích:

1. Đọc, kể.

- Đọc:

Giọng đọcchậm rãi, bình tĩnh, phân biệt lời kể và một sô nhân vật trong truyện

- Kể tóm tắt:

+ Mã Lương là cậu bé thích học vẽ, mê say, kiên trì ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Mã Lương được thần cho cây bút

+ Mã Lương vẽ cho người nghèo

+ Mã Lương vẽ cho tên nhà giàu

+ Mã Lương với tên vua độc ác

+ Vua chết Mã Lương về với nhân dân.

2. chú thích:

- Giải nghĩa từ khó: (Sách giáo khoa - Trang 84)

Hoạt động 2. Đọc- hiểu văn bản:

Truyện thuộc kiểu văn bản nào?

- Truyện được chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn?

Hỏi: Các nhân vật, nhân vật trung tâm của truyện? Nhân vật trung tâm gắn với hình tượng nào xuyên suốt truyện?

-Nhân vật trung tâm: Mã Lương gắn liền với hình tượng cây bút thần xuyên suốt truyện

Hỏi: Đọc đoạn đầu và cho biết: Mã Lương được giới thiệu như thế nào?

(Về cảnh ngộ, gia đình, bản thân)

Hỏi: Cách giới thiệu Mã Lương có điểm gì giống và khác cách giới thiệu trong những truyện cổ tích đã học?

- Giống: Cách giới thiệu nhân vật quen thuộc của truyện cổ tích (cảnh ngộ, lai lịch) tạo cho người đọc ấn tượng tốt đẹp về nhân vật.

- Khác: chưa xuất hiện các yếu tố thần kì.

Hỏi: Mã Lương học vẽ như thế nào. Hãy nhận xét về cách học (thời gian, địa điểm, những vật được vẽ, kết quả)?

Hỏi: Những điều gì đã khiến cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy?

- Là do xuất phát tự nguyên nhân thực tế, Mã Lương mê say, chăm chỉ, chuyên cần, khổ công luyện tập không bỏ phí thời gian cùng sự thông minh sẵn có.

Hỏi: Qua việc học vẽ của Mã Lương em có liên tưởng đến câu châm ngôn, tục ngữ, thơ ca nào?

-Tục ngữ: Có chí thì nên

-Châm ngôn: Khổ luyện thành tài

-Thơ Bác: ... Gian nan rèn luyện mới thành công (Bài thơ Giã gạo- Nhật Kí Trong Tù)

Hỏi: Em có nhận xét gì về Mã Lương qua việc học vẽ?

Hỏi: Liên hệ so sánh cách học của Mã Lương với cách học của em, em tự rút ra bài học gì cho bản thân?

Hỏi: Mong ước lớn nhất của Mã Lương là gì?

*Giáo viên: Thông quan bức tranh minh hoạ cảnh Mã Lương nằm ngủ, tiên ông hiện lên trao cho Mã Lương cây bút thần. Gọi học sinh thuật lại đoạn truyện.

Hỏi: Vì sao Mã Lương lại được thần trao tặng cây bút và chỉ cho khi Mã Lương đã vẽ thành tài?

Hỏi: Hình ảnh thần trong truyện gợi cho em nghĩ đến những nhân vật nào trong truyện cổ tích? ý nghĩa của các nhân vật bụt, tiên?

* Giáo viên: Đây là một hình ảnh đẹp trong các câu chuyện cổ tích. Họ thường xuất hiện kịp thời, đúng lúc để trợ giúp cho những nhân vật chính diện. Họ giúp đỡ những nhân vật hiền lành, tốt bụng, chống lại cái ác. Họ là biểu tượng cho mơ ước của người xưa. Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng dành cho Mã Lương khi đã khổ luyện thành tài bằng chính sức lực của em (qua thử thách). Cây bút thần chỉ dành cho Mã Lương, thúc đẩy tài năng của em vươn lên tới đỉnh cao nghệ thuật (vẽ chim, cá thành thật).

Hỏi: Hai nguyên nhân thực tế và yếu tố thần kì có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy kể tên 1 số truyện cổ tích có yếu tố thân kì mà em biết?

-Yêú tố thần kì chỉ dành cho những người lao động chân chính để thúc đẩy tài năng của họ theo mô típ của chuyện cổ tích - hướng thiện. (gợi nhớ đến chiếc nỏ thần, đũa thần, mâm thần, nhẫn thần, cây đèn thần... )

Hỏi: Có tài năng, có cây bút thần Mã Lương đã sử dụng nghệ thuật như thế nào?

Hỏi: Vì sao Mã Lương không dùng bút thần vẽ cho bản thân mà lại vẽ cho người nghèo?

-Mã Lương nghèo nên thông cảm với người nghèo, từ thực tế bản thân em thấu hiểu cảnh ngộ và ước vọng của người nghèo khổ. Họ thiếu công cụ lao động, dù cho họ có sức lao động. Cũng như trước đây em có tài nhưng thiếu bút vẽ.

Hỏi: Nếu có cây bút thần, em sẽ vẽ những gì cho người nghèo?

Hỏi: Vì sao Mã Lương không trực tiếp vẽ cho họ của cải vàng bạc mà lại vẽ cày cuốc?

- Mã Lương không giúp họ bằng của cải mà giúp họ bằng phương tiện lao động. Rõ ràng em đã đem đến cho họ những thứ cần thiết nhất cho cuộc sống lao động lâu dài và lương thiện của họ. Sự trợ giúp đó không biến họ trở thành kẻ ăn bám mà giúp họ bằng việc lao động chân chính để học tự nuôi sống mình, tự tạo hạnh phúc chân chính cho mình.

Hỏi: Qua sự việc Mã Lương vẽ cho người nghèo những đồ dùng cần thiết, nhân dân ta muốn ta nghĩ gì về mục đích của tài năng?

* Giáo viên chuyển ý: Những việc làm đầy nhân ái tốt bụng của Mã Lương cũng là đầu mối để phát triển câu chuyện và tô đậm thêm phẩm chất của nhân vật Mã Lương:

Hỏi: Kể tóm tắt hành động của tên địa chủ đối với Mã Lương.

Hỏi: Cho biết tên địa chủ là người như thế nào?

Hỏi: Mã Lương đã hành động như thế nào, hành động đó có ý nghĩa gì?

-Vẽ tự vệ bản thân để sống sót

-Vẽ cung tên để trừng trị địa chủ dồn em vào chỗ chết

=> Hành động kiết quyết, nhất định không phục vụ kẻ tham lam, tàn ác. → Tài năng không dùng để phục vụ cái ác mà là để chống lại cái ác.

* Quan sát bức tranh, cho học sinh kể nội dung đoạn truyện phù hợp

Hỏi: Em hãy cho biết ông vua trong truyện đã có những hành động việc làm gì khi sai người đi bắt Mã Lương về.

Hỏi: Vì sao vua vẽ mà không được theo ý muốn

- Vua không có tài năng nghệ thuật chân chính, bản tính tham lam, độc ác. Bút thần không phục vụ kẻ không có tài năng nghệ thuật chân chính.

Hỏi: Thái độ của Mã Lương qua các lần vua yêu cầu và đối xử với em. Thẳng tay trừng trị vua, cả gia đình vua.

Hỏi: Nhận xét tại sao thái độ của Mã Lương bộc lộ tăng dần.

-Mã Lương: Lòng căm ghét vua càng tăng- ngấm ngầm- có thời cơ trừng trị tận gốc, trừ ác cho dân.

- Mã Lương: bộc lộ bản tính thông minh, đem nghệ thuật chân chính phục vụ mục đích chân chính, không sợ uy quyền. Dũng cảm, gan dạ.

Hỏi: Em có nhận xét gì về cách kết thúc của truyện?

-Mã Lương tiếp tục vẽ cho người nghèo

-Mã Lương sống mãi trong lòng dân

Giáo viên: Kết thúc truyện là kể sự việc tiếp tục như đang tiếp diễn, mở ra một hướng mới cho nhân vật, tạo sự thích thú mới cho người đọc

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: tự sự

2. Bố cục: gồm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu → hình vẽ: giới thiệu nhân vật

+ Phần 2: Tiếp → hung dữ: Mã Lương với cây bút thần

+ Phần 3: Còn lại: Kết thúc truyện

3. Phân tích:

a. Giới thiệu về nhân vật Mã Lương

-Về cảnh ngộ, gia đình: Mồ côi, sống nghèo khổ.

- Bản thân: Bản chất thông minh, ham thích học vẽ, không có tiền mua bút.

b. Mã Lương với cây bút thần:

* Mã Lương học vẽ và được thần cho bút

- Không có bút, tự học, tự khắc phục

* khó khăn:

- Dùng tay nhúng xuống nước vẽ tôm, cá lên đá.

- Dùng que củi vẽ chim bay. Về nhà dùng than củi vẽ lên tường các đồ đạc.

-Vẽ những vật thực tế trong tự nhiên, gần gũi với cuộc sống của em.

-Vẽ mọi lúc, mọi nơi: Khi cắt cỏ, khi kiếm củi, khi lao động, lúc nghỉ ngơi ở nhà.

=> kết quả: Vẽ giỏi, vẽ giống như thật. Vẫn không có bút.

- Em đã dốc lòng học vẽ. Khổ luyện thành tài.

- Bút thần là phần thưởng xứng đáng dành cho Mã Lương thúc đẩy tài năng nghệ thuật của Mã Lương lên đến đỉnh cao thần diệu

*Mã Lương vẽ giúp người nghèo:

-Vẽ giúp người nghèo...

-Vẽ trừng trị kẻ tham lam, hiểm độc.

- Mã Lương vẽ cho người nghèo trong làng các vật dụng cần thiết cho cuộc sống lao động của họ.

- Đem tài năng chân chính để phục vụ nhân dân, phục vụ mục đích chân chính.

* Mã Lương Đối với địa chủ và vua gian ác:

+ Đối với tên địa chủ:

-Địa chủ: Tham lam, hiểm độc: dụ dỗ, tức giận, nhốt em vào chuồng ngựa cho chết đói, chết rét→ Sai đầy tớ đuổi theo để giết em, cướp bút thần.

- Mã Lương kiên quyết không phục vụ địa chủ, em biết tự vệ và trừng trị kẻ độc ác tham lam.

+ Đối với vua tham lam, gian ác:

-Tàn ác với dân nghèo. Mã Lương vô cùng căm ghét.

-Tham lam bắt Mã Lương vẽ theo yêu cầu

-Cướp bút thần: vẽ núi vàng- thành tảng đá; vẽ thỏi vàng- thành con mãng xà

-Thả Mã Lương bảo em vẽ biển

*Thái độ của Mã Lương:

- Ngầm phản kháng: vẽ cóc ghẻ, gà trụi lông

- Giả vờ đồng ý: vẽ biển, cá, thuyền, sóng, gió

- Không làm theo yêu cầu của vua: vờ như không nghe thấy→ thẳng tay trừng trị vua và cả gia đình vua.

- Không nhân nhượng, thẳng tay trừng trị vua tham lam, độc ác, diệt trừ tận gốc cái ác.

c. Kết thúc truyện:

Mã Lương tiếp tục dùng nhệ thuật phục vụ chân chính

Hoạt động 3 Tổng kết:

Hỏi: Câu truyện có ý nghĩa gì?

Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ

Hoạt động 3 Luyện tâp

Hỏi: Kể dẫn chứng 1 đoạn truyện em thích nhất? Cho biết tại sao?

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật: Kết cấu tưởng tượng cây bút thần có khả năng thần diệu; nhân vật Mã Lương kì tài.

2. Nội dung:

Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về công lí xã hội. Khẳng định tài năng phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác. Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân. Thể hiện mong ước, niềm tin của nhân dân về khả năng kì diệu của con người.

*. Ghi nhớ: (Sách giáo khoa - Trang 85)

4. Củng cố, luyện tập

Giáo viên khái quát lại nội dung bài học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Nội dung và nghệ thuật của truyện.

- Học ghi nhớ.

- Luyện tập kể chuyện diễn cảm; phân tích truyện.

- Soạn và đọc thêm văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Chuẩn bị bài: Danh từ