Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
- Thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm một bài văn tự sự
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng tìm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết cách dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi tìm tìm hiểu đề của bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi, …
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
- Hỏi: Em hiểu thế nào là chủ đề của bài văn tự sự?
3. Bài mới
Các em đã nắm được phương thức tự sự, chủ đề và dàn bài trong văn tự sự nhưng chưa đủ chúng ta vẫn chưa biết cách làm bài văn tự sự. Để biết cách làm bài văn ở dạng này như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Lời văn ở đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? - Những từ nào trong đề cho em biết điều đó? - Các đề 3,4,5,6 không có từ “kể” có phải là đề văn tự sự hay không? Tại sao? - Hãy gạch chân những từ trọng tâm ở mỗi đề? - Gọi học sinh đọc 6 đề sách giáo khoa – trang 47. Đề nào nghiêng về kể người? Đề nào nghiêng về kể việc? Đề nào nghiêng về tường thuật? - Muốn nắm được yêu cầu của đề bài em cần phải làm gì? - Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ. | I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 1. Đề văn tự sự: a Bài tập (Sách giáo khoa - Trrang 47). * Nhận xét: - Lời văn đề 1 nêu ra các yêu cầu. + Kiểu văn bản: Kể chuyện (tự sư). + Nội dung: Kể một chuyện em thích. + Ngôn ngữ: Bằng lời văn của em. - Những từ: Kể, câu chuyện, thích, lời văn của em. - Các đề 3,4,5,6 không có từ “kể” nhưng vẫn là đề tự sự bởi vì đề yêu cầu có chuyện, có việc về những ngày thơ ấu, sinh nhật…. - Gạch chân các từ trọng tâm trong mỗi đề: Câu chuyện em thích, một người bạn tốt, kỉ niệm thơ ấu, sinh nhật của em, quê em đổi mới, em đã lớn. - Trong các đề trên: + Các đề nghiêng về kể người: 2,6. + Các đề nghiêng về kể việc: 3,4,5. + Các đề nghiêng về tường thuật: 3,4,5. b. Kết luận: - Tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn để nắm vững yêu cầu của đề bài. * Ghi nhớ ý 1: Sách giáo khoa - Trang 48 |
Hoạt động 2. Cách làm bài văn tự sự Giáo viên: viết đề bài lên bảng: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Đề bài đưa ra những yêu cầu gì? Học sinh đọc yêu cầu mục I. 2. b và thực hiện sau đó trả lời? - Lựa chọn câu chuyện nào? - Sự việc chính nào? - Chủ đề là gì? | II. Cách làm bài văn tự sự a. Bài tập (Sách giáo khoa - Trang 48). * Nhận xét: Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. a. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài văn: kể - Nội dung: một câu chuyện em thích - Kể bằng chính lời văn của mình, không sao chép. b. Lập ý: - Lựa chọn câu chuyện nào? + Chọn nhân vật nào? + Sự việc chính nào? - Chủ đề là gì? * ghi nhớ ý 2 (Sách giáo khoa) |
4. Củng cố, tập luyện
- Nêu yêu cầu khi tìm hiểu đề?
- Thế nào là lập ý?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ (Sách giáo khoa - trang 48)
- Làm bài tập trong (Sách giáo khoa) để giờ sau chữa.
- Soạn tiếp bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (tiết 2).
Bài trước: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn kể chuyện - Giáo án Ngữ Văn lớp 6