Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Ôn tập văn miêu tả - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Ôn tập văn miêu tả - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Nắm vững được đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả. Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự...

2. Kĩ năng

Thông qua các bài tập thực hành đã nêu trong ngữ văn 6 ta rút ra những điểm cần ghi nhớ chung cho cả văn tả cảnh và văn tả người.

3. Thái độ

Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi ôn tập.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

- Thế nào là văn miêu tả? Đặc điểm của văn miêu tả?

3. Bài mới

Các em đã được học về văn miêu tả, bao gồm cả hai loại tả cảnh và tả người. Vậy tả cảnh và tả người có nhũng điểm nào chung, điểm nào riêng? Làm thế nào để phân biệt được một đoạn văn tự sự và một đoạn văn miêu tả?

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết

- Các em đã được học về văn miêu tả có những loại nào?

- Vậy tả người và tả cảnh có những điểm nào chung, điểm nào khác?

- Làm sao để phân biệt một đoạn văn tự sự và một đoạn văn miêu tả?

- Khi làm bài văn miêu tả cần có những kĩ năng gì?

- Nêu bố cục của một bài văn miêu tả?

I. Đặc điểm của văn miêu tả:

1. Tả cảnh, tả người:

- Tả chân dung người

- Tả người:

+ Tả người trong cảnh

+ Tả người trong hoạt động

+ Tả chân dung người

2. Các kĩ năng cần có để làm bài văn miêu tả:

Quan sát, tưởng tượng, so sánh lựa chọn, hồi tưởng, hệ thống hoá...

3. Bố cục của một bài văn miêu tả:

a. Mở bài: Tả khái quát

b. Thân bài: Tả chi tiết

c. Kết bài: Nêu ấn tượng, nhận xét về đối tượng

Hoạt động 2: Luyện tập

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1

- Học sinh thảo luận theo cặp trong 2 phút

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập

- Học sinh thảo luận nhóm trong 5 phút sau đó trình bày

- Gọi Học sinh đọc bài tập

- Học sinh làm ra giấy nháp trong 5 phút sau đó trình bày, lớp nhận xét

- Học sinh đọc ghi nhớ

II. Tập luyện:

1. Bài tập 1: Tả cảnh biển - Đảo Cô Tô (Nguyễn Tuân)

Những điều khiến cho bài văn trở nên hay và độc đáo:

- Tác giả lựa chọn được những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, diễn tả được linh hồn của tạo vật.

- Có những so sánh liên tưởng độc đáo, mới lạ và rất thú vị

- Có tình cảm và thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.

Bài 2: Dàn ý cho bài văn tả cảnh đầm sen đang vào mùa hoa nở.

a. Mở bài: Đầm sen nào? Mùa nào? ở đâu?

b. Thân bài:

- Tả theo trình tự nào? Từ bờ ra giữa đầm? Hay từ trên cao?

- Lá? Hoa? Nước? Hương? Màu sắc? Gió? Không khí?

c. Kết bài: ấn tượng của du khách.

Bài 3: Tả một em bé bụ bẫm, thơ ngây đang tập đi, tập nói.

a. Mở bài: Em bé con nhà ai? Tên? Tháng tuổi? Quan hệ với em?

b. Thân bài:

- Em bé tập đi (chân, tay, mắt, dáng đi... )

- Em bé tập nói (miệng, môi, lưỡi, mắt... )

c. Kết bài:

- Hình ảnh chung về em bé

- Thái độ của mọi người đối với em.

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 121

4. Củng cố, luyện tập

Bố cục của bài văn tả cảnh, tả người?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Hoàn thiện bài tập.

- Đọc và chuẩn bị bài: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ