Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Mưa (Trần Đăng Khoa) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Mưa (Trần Đăng Khoa) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Thấy được tài năng quan sát, miêu tả trận mưa rào mùa hè ở nông thôn miền Bắc Việt Nam qua cái nhìn và cảm nhận của một thiếu niên 9-10 tuổi.

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ, quan sát cảnh vật thiên nhiên, kĩ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các loại hoán dụ, nhân hóa trong thơ.

3. Thái đồ

Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Lượm. Em xúc động hơn cả trước câu thơ, đoạn thơ nào? Tại sao?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích

- Giáo viên đọc mẫu và cho học sinh đọc

- Thể thơ tự do, các câu văn ngắn.

- Nhịp thơ nhanh, mạnh, gấp, mỗi câu thơ là một nhịp, ít vần chủ yếu là vần cách - diễn tả trận mưa rào ở thôn quê mùa hạ.

- Học sinh tự đọc các chú thích trong sách giáo khoa.

- Giáo viên cho học sinh đọc giới thiệu sách giáo khoa

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc bài thơ:

2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 quê ở huyện Nam Sách - Hải Dương hiện đang công tác tại tạp chí Quân đội.

- Bài thơ được sáng tác năm 1967

- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên, cảnh trận mưa rào mùa hạ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học trò đọc hiểu văn bản.

- Bài thơ tả cảnh cơn mưa vào mùa nào? Thuộc vùng nào?

- Nêu một số ví dụ cụ thể để chứng tỏ rằng Trần Đăng Khoa trong cơn mưa đã miêu tả mỗi sự vật rất nổi bật, tiêu biểu, rõ nét về hình dáng, hành động trước và trong cơn mưa?

- Có một biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất phổ biến trong bài thơ đó là biện pháp nghệ thuật gì?

- Cách cảm nhận thiên nhiên của Trần Đăng Khoa trong bài thơ này vừa hồn nhiên, trẻ thơ, vừa sâu sắc và in đậm dấu ấn của thời kháng chiến chống Mỹ. Em hãy làm rõ nhận xét trên?

Em có nhận xét gì về hình ảnh ở cuối bài?

II. Tìm hiểu bài thơ:

1. Cảnh trước khi mưa:

Đàn mối bay ra, mối trẻ, mối già, đàn kiến tránh mưa, bầu trời đầy mây đen, cây mía múa gươm.

2. Cảnh trong khi mưa:

Mưa rào rào ù ù, rơi lộp bộp, cóc nhảy => từng sự vật đều được miêu tả chuẩn xác ở nét nổi bật nhất, rất phù hợp với chúng kể cả về hình dáng và trong hoạt động.

- Hầu như xuyên suốt bài thơ các sự vật đều được gọi tên và gán cho chúng những dáng vẻ, tính chất hoặc động tác giống như con người. Đó là biện pháp nghệ thuật nhân hoá.

- Đoạn thơ: Ông trời... Đầy đường

=> Âm vang một thời kháng chiến chống Mỹ hào hùng được tái hiện qua 3 hình ảnh: bầu trời, ngọn mía, kiến chạy mưa.

3. Cuối bài: Hình ảnh con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ vừa mang tính chất cụ thể, khái quát biểu tượng vừa ngợi ca vẻ đẹp lao động cần cù của người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên toát lên những tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha của mình. Gợi ấn tượng đẹp, khoẻ của người nông dân lao động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Hoạt động 3: Tổng kết

- Em cảm nhận được những ý nghĩa nội dung sâu sắc nào từ bài thơ?

- Em nhận thức được gì về nghệ thuật thơ qua bài Mưa?

III. Tổng kết: Sách giáo khoa - Trang 81

4. Củng cố, luyện tập

Đọc diễn cảm bài thơ.

Tình cảm của em đối với thiên nhiên sau khi học bài thơ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học thuộc lòng bài thơ, thuộc ghi nhớ.

- Soạn bài: Hoán dụ