Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Câu trần thuật đơn - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Câu trần thuật đơn - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Học sinh cần nắm vững khái niệm câu trần thuật đơn, các kiểu câu trần thuật đơn.

2. Kĩ năng

Học sinh có kỹ năng nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn, sử dung câu trần thuật đơn trong nói, viết.

3. Thái độ

Có ý thức học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

- Thành phần chính của câu là gì? Thế nào là chủ ngữ, vị ngữ?

- Xác định thành phần chính của câu sau và nêu cấu tạo của từng thành phần chính đó?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới

- Giáo viên treo bảng phụ đã viết ví dụ:

- Gọi học sinh đọc ví dụ

- Đọan văn gồm có mấy câu?

- Mục đích của các câu?

- Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân loại câu theo mục đích nói?

- Hãy sắp xếp 4 câu trần thuật trên thành 2 loại: Câu có 1 cụm Chủ -Vị và câu có 2 cụm Chủ -Vị sóng đôi

* Giáo viên kết luận: Câu có một cụm Chủ - Vị sử dụng để giới thiệu, tả, hoặc kể người ta gọi là câu trần thuật đơn.

- Nhắc lại câu trần thuật đơn sử dụng để làm gì?

I. Câu trần thuật đơn là gì?

1. Bài tập: Sách giáo khoa - Trang 101.

2. Kết luận:

- Đoạn văn gồm 9 câu.

- Câu 1,2,6,9: Sử dụng để kể. tả, nêu ý kiến => Câu trần thuật (Câu kể).

- Câu 4: Sử dụng để hỏi => Câu nghi vấn (Câu hỏi).

- Câu 3,5,8: Bộc lộ cảm xúc => Câu cảm (Cảm thán).

- Câu 7: Cầu khiến => câu cầu khiến (Mệnh lệnh).

- Câu có một cặp Chủ - Vị: câu 1,2,9=> Câu trần thuật đơn.

- Câu có hai cặp Chủ - Vị: câu 6

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang - 101

Hoạt động 2: Luyện tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập

- Gọi học sinh xác định

Xác định câu trần thuật đơn và cho biết tác dụng của chúng:

Xác định kiểu câu và nêu tác dụng của chúng

- Gọi học sinh đọc

- Gọi học sinh trả lời

- Gọi học sinh đọc

Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật:

- Yêu cầu học sinh trả lời cá nhân

Nhận xét tác dụng của câu mở đầu

II. Tập luyện:

Bài 1:

- Câu 1: Ngày thứ năm... sáng sủa => Sử dụng để tả cảnh

- Câu 2: Từ khi... trong sáng như vậy => Sử dụng để nêu ý kiến nhận xét.

Bài 2:

- Câu a, b, c là câu trần thuật đơn sử dụng để giới thiệu nhân vật.

Bài 3:

Cả 3 đoạn văn đều:

- Giới thiệu nhân vật phụ trước

- Miêu tả việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ

- Thông qua việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ rồi mới giới thiệu nhân vật chính.

Bài 4:

- Giới thiệu nhân vật

- Miêu tả hoạt động của các nhân vật

4. Củng cố, luyện tập

Thế nào là câu trần thuật đơn? Viết một câu trần thuật đơn?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học thuộc ghi nhớ.

- Làm bài tập trong sách bài tập.

- Soạn bài: Lòng yêu nước.