Câu trần thuật đơn có từ LÀ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Nắm được các đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
+ Cách phân loại câu.
2. Kĩ năng
+ Nắm được các đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
+ Cách phân loại câu.
3. Thái độ
Có ý thức học tập bộ môn, Phân loại và biết cách sử dụng kiểu câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
- Thế nào là câu trần thuật đơn? Đặt câu trần thuật đơn và cho biết câu đó được dùng để làm gì?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới: - Giáo viên treo bảng phụ đã viết ví dụ - Đọc và xác định Chủ-Vị trong 4 câu trên? - Vị ngữ của câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành? - Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định phù hợp đã cho sau dây điền vào trước Vị Ngữ của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải? - Em có nhận xét gì về cấu trúc phủ định? - Giáo viên nhận xét lại: + Không phải (chưa phải) + là + danh từ (cụm danh từ) + Thực chất của cấu trúc trên là: (Từ phủ định + động từ tình thái) + là + (danh từ hoặc cụm danh từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) - Gọi học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ | I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là: 1. Bài tập: (Sách giáo khoa - Trang 114) a. Hộ sinh Trần// là người huyện Đông Triều. b. Truyền thuyết// là loại truyện dân gian.... c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô //là một ngày trong trẻo và sáng sủa. d. Dế Mèn trêu chị Cốc// là dại. 2. Kết luận: - Vị ngữ trong câu a, b, c: Từ "là" + cụm danh từ - Vị ngữ trong câu d: Từ "là" + tính từ - Chọn từ ngữ phủ định a. Hộ sinh Trần không phải là người huyện Đông Triều b. ... không phải là loại truyện dân gian kể về... c. ... chưa phải là một ngày trong trẻo sáng sủa. d. ... không phải là dại. - Nhận xét về cấu trúc phủ định: : Không phải (chưa phải) + là + danh từ (cụm danh từ) hoặc tính từ * Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 114 |
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. - Em hãy đặt câu hỏi để tìm vị ngữ cho các ví dụ trên? - Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là? - Cho học sinh nhắc lại ghi nhớ sách giáo khoa | II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là 1. Bài tập: Các ví dụ ở mục I a. Là người ở đâu? - với ý nghĩa giới thiệu quê quán. b. Là loại truyện gì? - Với ý nghĩa trình bày cách hiểu biết. c. Là một ngày như thế nào? - Với ý nghĩa miêu tả đặc điểm. d. Là làm sao? - Với ý nghĩa đánh giá. - Bốn kiểu câu trần thuật đơn có từ là: + Câu giới thiệu: câu a + Câu miêu tả: câu c + Câu đánh giá: câu d + Câu định nghĩa: câu b 2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 115 |
Hoạt động 3: Luyện tập - Gọi học sinh đọc bài tập - Gọi học sinh xác định Chủ ngữ- Vị ngữ - Yêu cầu học sinh xác định câu trần thuật đơn có từ là - Yêu cầu học sinh làm bài tập - Cho học sinh nhắc lại yêu cầu của bài tập | III. Luyện tập: Bài 1: a. Hoán dụ// là gọi tên sự vật hiện tượng... C V b. Người ta// gọi chàng là Sơn Tinh. C V→ Đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là c. Tre// là cánh tay của người nông dân. C V→ Đây là câu trần thuật đơn có từ là. - Tre// còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. C V→ Đây là câu trần thuật đơn có từ là. - Nhạc của trúc, nhạc của tre //là khúc nhạc của đồng quê. C V → Đây là câu trần thuật đơn có từ là. d. Bồ các// là bác chim ri Chim ri// là dì sáo sậu Sáo sậu// là cậu sáo đen Sáo đen// là em tu hú Tu hú là// chú bồ các → 4 câu trên là câu trần thuật đơn có từ là. đ. Vua nhớ công ơn// phong là... Đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là. e. Khóc //là nhục Và dại khờ// là những lũ người câm Đây là câu trần thuật đơn có từ là. Bài 2: Gọi tên các kiểu câu trần thuật đơn có từ là a. Câu định nghĩa b. Câu 1,2,3 câu miêu tả d. Câu giới thiệu e. Câu đánh giá Bài 3: Viết đoạn về người bạn của em có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là - Độ dài: 5-7 câu - Nội dung: tả một người bạn của em - Kĩ năng: Sử dụng câu trần thuật đơn có từ là để giới thiệu, miêu tả, đánh giá |
4. Củng cố, tập luyện
Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 3
- Soạn bài: Lao xao
Bài trước: Lao xao (Duy Khán) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Ôn tập truyện và kí (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6