Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Danh từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Danh từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được các đặc điểm của danh từ.

- Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng nhận biết danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi tìm hiểu về danh từ

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

Kết hợp bài học.

3. Bài mới

Ở tiểu học, các em đã được học về danh từ nhưng để tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm và các nhóm của danh từ thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học này.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1 Đặc điểm của danh từ

Học sinh đọc ví dụ (sách giáo khoa)

Xác định danh từ trong cụm từ " ba con trâu "?

Xung quanh từ "con trâu " có những từ nào?

Tìm thêm các ví dụ khác trong câu ở ví dụ (Sách giáo khoa - trang 86)?

Danh từ biểu thị những gì?

Đặt câu với các danh từ vừa tìm được?

Và phân tích Chủ ngữ - Vị ngữ trong câu?

Từ bài tập trên, em hiểu danh từ là gì?

Danh từ có khả năng kết hợp với những từ nào?

Chức vụ vủa danh từ trong câu?

gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ.

I. Đặc điểm của danh từ

1. Bài tập (Sách giáo khoa - Trang 86)

2. Nhận xét:

- Danh từ là: Con trâu.

- Đứng trước là từ: Ba chỉ số lượng

- Đứng sau là từ: ấy chỉ từ.

- Các danh từ khác trong câu: Vua, làng, thúng, gạo nếp.

→ Danh từ chỉ người, sự vật, hiện tượng...

- Đặt câu:

- Vua Hùng / chon người nối ngôi.

CN VN

- Làng tôi / rất đẹp

CN VN

- Trong bao tải / là gạo nếp.

CN VN

3. Kết luận:

- Danh từ là từ dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng...

*Khả năng kết hợp của danh từ

- Đứng trước là từ chỉ số lượng

- Đứng sau là từ chỉ từ

* Làm chủ ngũ trong câu, khi làm vị ngữ thì danh từ phải có từ là đứng trước.

* Ghi nhớ (Sách giáo khoa - Trang 86)

Hoạt động 2 Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

Học sinh đọc ví dụ (Sách giáo khoa)

Phân biệt nghĩa của các từ con, viên, thúng, tạ so với các danh từ đứng sau Trâu, quan, gạo, thóc?

Học sinh đọc mục II. 2

Tại sao có thể nói nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói: nhà có 6 tạ thóc rất nặng?

Từ việc phân tích bài tập tên, danh từ tiếng viêt được chia làm mấy loại?

2 học sinh đọc ghi nhớ.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

1. Bài tập (Sách giáo khoa - trang 86)

2 Nhận xét:

a. Danh từ in đậm chỉ đơn vị, chỉ loại; danh từ đứng sau chỉ người vật, sự vật

b. -Thay: + Con = chú, bác...

+ Viên = ông, tên...

→ Đơn vị tính đếm không tuỵêt đối. vì các từ đó không chỉ số đo, số đếm.

- Thay: + Thúng = rá, rổ, đấu...

+ Tạ =tấn, cân...

→ Đơn vị tính đếm sẽ không thay đổi vì đó là những từ chỉ số đo, đếm.

c. - Nói: Nhà có ba thúng gạo rất đầy. Vì danh từ thúng chỉ lượng ước phỏng, không chuẩn xác (to, nhỏ, chứa dầy, vơi... ) nên có thể bổ sung về số lượng.

- Không thể nói: 6 tạ thóc rất nặng vì các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác thêm các từ nặng, nhẹ đều thừa.

3. Kết luận:

- Danh từ được chia làm 2 loại lớn.

+ Danh từ chỉ sự vật

+ Danh từ chỉ đơn vị (có 2 loại nhỏ).

- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.

- Danh từ chỉ đơn vị quy ước (có 2 loại nhỏ).

+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác.

+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

* Ghi nhớ (Sách giáo khoa - Trang 87)

Hoạt động 3 Luyện tập

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm

Nhóm 1 – Bài tập 1

Nhóm 2 – Bài tập 2

Nhóm 3 - Bài tập 3

Đại diện nhóm lên trình bày, nhận xét, bổ sung

Giáo viên nhận xét chung, kết luận

III. Tập luyện:

1. Bài tập 1: (Sách giáo khoa - Trang 87)

- Một số danh từ chỉ sự vật: Bàn, ghế, nhà, cửa.. -Đặt câu: Chú mèo nhà em rất lười bắt chuột.

2. Bài tập 2: (Sách giáo khoa - Trang 87)

Liệt kê các loại từ:

a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: Ông, bà, cô, dì...

b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: Chiếc, quyển, bộ, tờ...

3. Bài tập 3: (Sách giáo khoa - trang 87)

+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Mét, gam, lít, ha...

+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Nắm, đấu, vốc...

4. Củng cố, luyện tập

Giáo viên khái quát lại nội dung bài học.

- Danh từ tiếng viêt được chia làm mấy loại?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học ghi nhớ.

- Đọc lại văn bản cây bút thần (Từ đầu đến dày đặc các hình vẽ) rồi tìm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn đó.