Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Ếch ngồi đáy giếng - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Ếch ngồi đáy giếng - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Có những hiểu biết ban đầu về truyện ngụ ngôn.

- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh trong thực tế.

- Kể lại được truyện.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi tìm hiểu nhân vật ngụ ngôn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

Kể lại tóm tắt một truyện cổ tích đã học mà em thích nhất? Nêu ý nghĩa của truyện?

3. Bài mới

Bên cạnh các thể loại truyện truyền thuyết, cổ tích đã học, trong ko tàng truyện dân gian còn có thể loại truyện ngụ ngôn…Đó là truyện “ Ếch ngồi đáy giếng”. Vậy nội dung của truyện này như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu …

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích

- Giáo viên đọc mẫu

- Gọi học sinh đọc

- Đọc chú thích dấu (*)

- Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn?

- So sánh truyện cổ tích với truyện ngụ ngôn?

- Giải nghĩa các từ: chúa tể, nhâng nháo?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc: Đọc rõ ràng, chú ý lời kể.

2. Chú thích

a. Truyện ngụ ngôn:

- Là truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi.

- Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo truyện con người.

- Mục đích khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

b. Từ khó: - Giải nghĩa từ khó (Sách giáo khoa)

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.

- Truyên "Ếch ngồi đáy giếng" thuộc kiểu văn bản nào?

- Truyên có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

- Câu văn nào vừa giới thiệu về nhân vật, vừa giới thiệu không gian ếch sống?

- Giếng là một không gian như thế nào?

- Khi ở dưới giếng, cuộc sống của ếch như thế nào?

- Em có nhận xét gì về cuộc sống đó?

- Trong cuộc sống ấy, ếch ta tự cảm thấy mình như thế nào?

- Điều đó cho em thấy được đặc điểm gì trong tính cách của ếch?

- Kể về ếch với những đặc điểm tính cách như vậy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

- Em thấy cách kể về cuộc sống của ếch trong giếng gợi cho ta liên tưởng tới một môi trường sống như thế nào?

- Với một môi trường nhỏ hẹp dễ khiến người ta có thái độ như thế nào?

- Nêu sự việc tiếp theo của câu chuyện?

- Ếch ta ra khỏi giếng bằng cách nào?

( Tích hợp: Liên hệ về sự thay đổi của môi trường)

- Cái cách ra ngoài ấy thuộc về ý muốn chủ quan hay khách quan?

- Không gian bên ngoài giếng có gì khác với không gian trong giếng?

- Ếch có thích nghi được với sự thay đổi môi trường đó không?

- Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều đó?

- Kết cuộc, chuyện gì đã xảy đến với ếch?

- Theo em, tại sao ếch lại bị giẫm bẹp?

* Giáo viên: Ếch cứ ngỡ mình vẫn oai phong như trong giếng, xem thường mọi thứ xung quanh; do sống lâu trong một môi trường nhỏ hẹp, không có kiến thức về thế giới rộng lớn.

- Mượn sự việc này, tác giả dân gian muốn khuyên con người điều gì?

- Theo em, truyện ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán điều gì? khuyên răn con người điều gì?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Tự sự:

2. Bố cục: gồm 2 phần

- Phần 1: Từ đầu → vị chú tể: Ếch khi còn ở trong giếng

- Phần 2: Còn lại: Ếch khi đã ra khỏi giếng.

3- Phân tích

a. Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng

- Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ.

- Không gian: nhỏ bé, chật hẹp, không có gì thay đổi.

- Cuộc sống: xung quanh chỉ có một vài con nhái, cua, ốc nhỏ... Hằng ngày... khiếp sợ.

→ Cuộc sống trong không gian chật hẹp, trì trệ, đơn giản.

- Trong cuộc sống ấy, ếch ta oai phong như một vị chúa tể, coi bầu trời chỉ bằng cái vung.

→ Hiểu biết nông cạn lại thích huyênh hoang

→ Nghệ thuật nhân hoá

- Môi trường nhỏ hẹp dễ khiến cho người ta kiêu ngạo, không biết được thực chất của mình.

b. Ếch ra khỏi giếng

- Mưa to, khiến nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài.

- Không gian rộng mở với bầu trời khiến ếch ta có thể đi lại khắp nơi.

- Ếch nhâng nháo nhìn bầu trời, chẳng thèm để ý xung quanh.

- Kết cuộc: Bị một con trâu di qua giẫm bẹp.

→ Tác giả dân gian muốn khuyên răn con người: không nhận thức được rõ giới hạn của bản thân sẽ bị thất bại thảm hại.

* Ý nghĩa

- Phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn nhưng lại huyênh hoang.

- Khuyên nhủ người ta phải có ý thức mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.

( Thùng rỗng kêu to, rốt hay khoe chữ).

Hoạt động 3: Tổng kết

- Cho biết những nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện?

- Nội dung truyện?

Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

III- Tổng kết

1. Nghệ thuật

Ngắn gọn, mượn chuyện về loài vật để nói lên lời khuyên răn bổ ích đối với con người.

2. Nội dung

- “Ếch ngồi đáy giếng”, “coi trời bằng vung”.

* Ghi nhớ (Sách giáo khoa)

Hoạt động 4: Luyện tập

- Tìm hai câu trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện?

IV. Luyện tập

- Ếch cứ tưởng... chúa tể.

- Chả thèm... bẹp dí.

( Giáo viên liên hệ hành vi ứng xử trong cuộc sống)

4. Củng cố, luyện tập

- Học bài, kể lại truyện.

- Em thấy những câu thành ngữ nào gần gũi với truyện này?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Soạn bài: Thầy bói xem voi.