Ngôi kể trong văn tự sự - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).
- Biết cách chọn lựa và thay đổi ngôi kể phù hợp trong văn tự sự.
- Nắm được khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng chọn lựa và thay đổi ngôi kể phù hợp trong văn bản tự sự.
- Vận dụng ngôi kể vào đọc - hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi chọn lựa ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Ở tiết học này, các em sẽ biết thêm một hiện tượng thường gặp trong tập làm văn là ngôi kể, khi nào xưng “ tôi” – theo ngôi thứ nhất, khi nào theo ngôi thứ ba. Mỗi ngôi kể có những ưu thế gì. Nó kiên quan đến sắc thái biểu đạt tình cảm của bài văn như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự Em hiểu ngôi kể là gì? Kể theo ngôi thứ nhất và ngôi kể thứ ba nghĩa là thế nào? | I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 1. Ngôi kể - Ngôi kể: là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. - Kể theo ngôi thứ nhất - người kể xưng " tôi" - Ngôi kể thứ ba: Người kể giấu mình, gọi các nhân vật bằng chính tên gọi của chúng. |
Hoạt động 2 Vai trò của ngôi kể - Đọc đoạn văn 1 Sách giáo khoa? Đoạn văn 1: Được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết? - Đọc đoạn văn 2. - Đoạn văn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao để em nhận ra điều đó? Người xưng "tôi" trong đoạn văn 2 là Dế Mèn hay tác giả? . Trong 2 cách kể trên, cách kể nào kể tự do, ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết? Học sinh đọc mục đ /Sách giáo khoa - trang 88 Học sinh đọc mục e / Sách giáo khoa - trang 89 - Đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa | 2. Vai trò của ngôi kể a. Bài tập (Sách giáo khoa - Trang 88) * Đoạn văn 1,2: b. Nhận xét: * Đoạn văn 1: - Kể theo ngôi thứ 3 - Người kể đó gọi tên các nhân vật trong truyện bằng tên gọi (vua, thằng bé). - Người kể giấu mình đi, gọi các nhân vật bằng chính tên gọi của chúng * Đoạn văn 2: - Đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất, xưng "tôi". - Người xưng "tôi" trong đoạn văn 2 là Dế Mèn. -Cách kể theo ngôi thứ 3 mang tính khách quan hơn có thể kể linh hoạt, tự do, mọi việc xảy ra. - Kể theo ngôi thứ nhất người kể sẽ trực tiếp kể ra những điều mình nghe, mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói lên được suy nghĩ, tình cảm của mình. - Nếu thay đổi thành ngôi thứ 3, đoạn văn không thay đổi nhiều chỉ làm cho người kể giấu mình. - Khó, vì khó có thể tìm 1 người có thể có mặt ở mọi nơi như vậy. 3. Kết luận: * Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 89 |
4. Củng cố, tập luyện
Em hiểu ngôi kể là gì?
Kể theo ngôi thứ nhất và ngôi kể thứ ba nghĩa là thế nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Khi chuyển ngôi cần lưu ý những gì?
- Làm bài tập 1,2,3,4 (sách giáo khoa – trang 89)
- Chuẩn bị bài: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự (tiếp).
Bài trước: Danh từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Ngôi kể trong văn tự sự (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6