Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Cây tre Việt Nam (Thép Mới) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Cây tre Việt Nam (Thép Mới) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

+ Thấy được vẻ đẹp và giá trị của cây tre trong đời sống của dân tộc ta:

+ Tre là hình ảnh biểu trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta.

+ Tình cảm tha thiết của tác giả dành cho tre cũng là dành cho dân tộc.

2. Kĩ năng

Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, phân tích một văn bản bút kí.

3. Thái độ

Có ý thức học tập bộ môn, bồi đắp tình cảm yêu quý, gắn bó với cây tre - một biểu tưọng cao quý của con người Việt nam.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

- Trong bài Cô Tô, em thích nhất câu văn nào? Em hãy đọc diễn cảm câu văn đó và cho biết cái hay, cái đẹp trong đó?

- Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô có gì hay và đặc sắc?

3. Bài mới

Hình như mỗi đất nước mỗi dân tộc đều có một loài cây hoặc một loài hoa làm biểu tượng riêng cho dân tộc của mình. Chẳng hạn: Mía - Cu Ba, Bạch dương - Nga, Bồ đề - ấn Độ, Liễu - Trung Hoa,.... Đất nước và dân tộc Việt Nam của chúng ta tự bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Ngợi ca nhân dân Việt Nam anh hùng đạo diễn người Ba Lan cùng các nhà làm phim Việt Nam đã dựa vào bài tuỳ bút Cây tre bạn đường của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Duy để xây dựng bộ phim tài liệu Cây tre Việt Nam năm 1956. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí Cây tre Việt Nam để thuyết minh cho bộ phim này.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: đọc hiểu chú thích

- Giáo viên nêu cách đọc sau đó đọc mẫu một đoạn

- Yêu cầu đọc: Giọng đọc khi trầm lắng dịu dàng, khi sôi nổi, khẩn trương, khi thủ thỉ, tâm tình, khi hân hoan, phấn chấn, ngắt nhịp đúng chỗ, nhấn đúng các vần lưng.

- Giáo viên cho học sinh đọc chú thích về tác giả, tác phẩm trong sách giáo khoa sau đó tóm tắt những nét chính về tác giả tác phẩm.

Cho học sinh đọc thầm chú thích trong 1 phút

I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:

1. Đọc

2. Tìm hiểu chú thích.

a. Tác giả - tác phẩm:

- Tác giả: Thép Mới (1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ - Hà Nội. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.

- Tác phẩm: Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan

b. Tìm hiểu từ khó: 11 từ

Hoạt động 2: đọc hiểu văn bản

Theo em có thể chia bài ký làm mấy đoạn?

Bài văn này thuộc thể loại gì?

Về mặt thể loại có điểm gì giống và khác bài Cô Tô?

- Giống nhau: đều là bút ký

- Khác nhau: Bài Cây tre Việt Nam có sự kết hợp với thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu.

Theo em, trong văn bản này, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu tác dụng của các phương thức biểu đạt đó?

- Tác giả dựa trên cơ sở nào để đưa ra nhận xét: "Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam"?

- Tác giả gọi tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam em có suy nghĩ gì về cách gọi này?

- Hình vẽ trong sách giáo khoa gợi cho em cảm nhận gì?

- Tác giả cảm nhận cây tre Việt Nam qua các biểu hiện cụ thể nào về:

+ Vẻ đẹp?

+ Phẩm chất?

Nhận xét về cách sử dụng từ của tác giả trong các lời văn trên?

Qua vẻ đẹp và phẩm chất của tre em liên tưởng đến đức tính nào của con người Việt Nam?

Giáo viên: đoạn văn mở đầu vừa mang tính chất miêu tả giới thiệu và chính luận một cách nhẹ nhàng tươi mát mà sâu lắng.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Tìm hiểu chung về văn bản:

a. Bố cục bài ký: Chia làm bốn đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu đến.. Như người: Giới thiệu về cây tre trong mối quan hệ với con người Việt Nam.

- Đoạn 2: Tiếp đến... Chung thuỷ: Cây tre người bạn thân của nhân dân Việt Nam anh hùng trong lao động.

- Đoạn 3: Tiếp đến... Chiến đấu: Cây tre, người đồng chí - anh hùng chiến đấu.

- Đoạn 4: còn lại: Cây tre trong tương lai, biểu tượng đẹp và sáng ngời của đất nước.

b. Thể loại:

- Bút kí chính luận trữ tình thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu.

- Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp biểu cảm

- Tác dụng: Vừa giúp cho người đọc cảm nhận được hình ảnh tre một cách sinh động, vừa bộc lộ được cảm nghĩ của tác giả về cây tre Việt Nam

2. Phân tích chi tiết

a. Tre - người bạn của nhân dân Việt Nam:

- Cây tre có mặt trên khắp mọi miền đất nước: tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre bạt ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân thuộc làng tôi.

- Tác giả gọi cây tre là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam: đây là cách gọi rất đúng vì tre gần gũi, gắn bó, quen thuộc với đời sống của con người Việt Nam. Cách gọi ấy chứng tỏ tác giả từng gắn bó với tre, hiểu và quí trọng cây tre của dân tộc.

- Tre gần gũi thân thuộc, gắn bó với làng quê Việt Nam; là hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam.

b. Vẻ đẹp của cây tre Việt nam:

- Vẻ đẹp của tre: Măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhã nhặn.

- Phẩm chất của tre: vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt; cứng cáp, bền bỉ, dèo dai, vững chắc.

=> Tác giả sử dụng nhiều tính từ (thẳng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc), có tác dụng gợi tả vẻ đẹp và những phấm chất đáng quí của cây tre Việt Nam

- Tất cả những phẩm chất cao quí ấy của cây tre cũng giống, cũng gần gũi biết bao với những phẩm chất và tính cách của nhân dân Việt Nam đó là đức tính thanh cao, giản dị, bền bỉ.

4. Củng cố, luyện tập

Nêu suy của em về vẻ đẹp của cây tre Việt Nam?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Soạn tiếp các câu hỏi còn lại.