Em bé thông minh (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Em bé thông minh.
- Nắm được đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.
- Truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại
- Rèn kỹ năng trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Có kỹ năng kể lại một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi tìm hiểu về nhân vật thông minh.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi….
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
Kể lại tóm tắt truyện "Em bé thông minh"?
3. Bài mới
Em bé đã giải đố được câu đố của viên quan, các lần đố sau có khó hơn các lần trước không, chúng ta tiếp tục cùng nhau đi tìm hiểu truyện "Em bé thông minh"
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh phân tích - Lần thứ hai, ai là người trực tiếp ra câu đố? - Lần thử thách này có tính chất như thế nào? - Em có nhận xét gì về câu đố của nhà vua? - Thái độ của dân làng ra sao? - Tưng hửng. - Tác giả dân gian miêu tả như vậy nhằm mục đích gì? - Em bé đã giải câu đố như thế nào? - Điều đó chứng tỏ em bé là người ra sao? - Lần thứ ba nhà vua thử tài như thế nào? Nhằm mục đích gì? - Sự thông minh của em bé đã được khẳng định bằng cách giải đố như thế nào? - Thái độ của nhà vua? - Lần thứ tư ai là người ra câu đố? Đố như thế nào? - Em có nhận xét gì về tính chất và mức độ của câu đố đó? - Thái độ và cách giải đố của các quan đại thần? - Em bé đã giải đố bằng cách nào? Em có nhận xét gì về cách giải đố đó? - Em thấy mức độ qua bốn lần thử thách như thế nào? - Điều đó nhằm mục đích gì? - Những cách giải đố của em bé thú vị ở điểm nào? - Điều đó chứng tỏ em bé là người ra sao? - Truyện kết thúc như thế nào? | I. Đọc và tìm hiểu chú thích: II. Đọc hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản 2. Bố cục 3. Phân tích b. Lần thử thách thứ hai: - Vua ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban. - Tính chất nghiêm trọng: "…cả làng phải chịu tội" - Câu đố được đưa ra hết sức phi lí, trái với qui luật tự nhiên. - Ai nấy đều tưng hửng, lo lắng. - Không hiểu thế là thế nào - Bao nhiêu cuộc họp, lời bàn, vẫn không có cách gì để giải quyết. - Coi đó là tai hoạ. → Khẳng định: câu đố quá khó, oái oăm, tất cả đều chịu cả. - Bảo làng thịt hai con trâu và đồ gạo nếp - Nhận trách nhiệm lo liệu cả - Thế nào cũng xong xuôi. → tự tin. - Em bé đã tìm cách đối diện với nhà vua, đưa vua và quần thần vào cái bẫy của mình, để vua tự mình nói ra sự vô lí. c. Lần thử thách thứ ba: - Vua lệnh cho hai cha con pha thịt chim - Mục đích: để một lần nữa khẳng định vững chắc sự thông minh của em bé. - Em bé đã giải câu đố bằng cách đố lại nhà vua: đưa cây kim → vua rèn dao. - Vua nể phục tài, ban thưởng rất hậu. d. Lần thử thách thứ tư: - Sứ thần nước ngoài ra câu đố: xâu sợi chỉ qua vỏ ốc vặn. - Tính chất vô cùng nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia. - Triều đình nước Nam phải giải đố. → Vua quan lúng túng, lo lắng, bất lực. - Em bé đã sử dụng kinh nghiệm từ đời sống dân gian để giải đố. - Cách giải đố dễ dàng như một trò chơi con trẻ. → Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến. Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều đó càng làm nổi bật trí thông minh hơn người và tài năng của em bé. - Những cách giải đố của em bé vô cùng lí thú: + Đẩy thế thụ bị về người ra câu đố. + Làm cho người ra câu đố tự thấy cái phi lí + Dựa vào kiến thức đời sống. + Người đọc bất ngờ trước cách giải đố giản dị, hồn nhiên của người giải. → Em bé có trí tuệ thông minh hơn người. e. Kết thúc truyện: Em bé nhận được phần thưởng xứng đáng. - Em bé được phong làm trạng nguyên, được ở gần vua. |
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tổng kết - Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? - Nếu ý nghĩa của truyện? Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa | III- Tổng kết 1. Nghệ thuật Truyện cổ tích về kiểu nhân vật thông minh, tình huống bất ngờ, gây cười. 2. Nội dung - Đề cao trí thông minh của em bé, của người lao động. - Đề cao kinh nghiệm dân gian. - Ý nghĩa hài hước, mua vui. * Ghi nhớ (Sách giáo khoa) |
Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh luyện tập Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập | IV. Luyện tập 1. Kể diễn cảm truyện. |
4. Củng cố, luyện tập
- Nêu ý nghĩa của truyện?
- Qua truyện em rút ra được bài học gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, tóm tắt truyện - phân tích
- Sưu tầm truyện tương tự.
- Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ (Tiếp)
Bài trước: Em bé thông minh - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6