Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Tính từ và cụm tính từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Tính từ và cụm tính từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được những đặc điểm cơ bản của tính từ và cụm tính từ.

- Nắm được các loại tính từ.

- Cụm tính từ: Nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm tính từ; nghĩa của cụm tính từ; chức năng ngữ pháp của cụm tính từ; cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng sử dụng tính từ và cụm tính từ.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi sử dụng tính từ và cụm tính từ trong nói và viết.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

Nêu đặc điểm và cấu tạo của cụm động từ? Cho ví dụ và phân tích?

3. Bài mới

Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu về danh từ, cụm danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, động từ, cụm động từ. Trong từ loại tiếng Việt không chỉ dừng lại ở đó mà còn rất nhiều các từ loại khác. Tiết học này chúng ta đi tìm hiểu về loại từ: tính từ.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Đặc điểm của tính từ

- Giáo viên viết ví dụ trang 153.

- Bằng những hiểu biết của em về tính từ đã được học ở bậc Tiểu học, xác định tính từ trong các ví dụ trên?

- Em hãy tìm thêm một số tính từ khác (chỉ màu sắc, mùi vị, hình dáng).

- Những tính từ chúng ta vừa tìm được có ý nghĩa gì?

- Vậy em hiểu thế nào là tính từ?

- Nhắc lại khả năng kết hợp của động từ?

- Tính từ có khả năng kết hợp với những từ này không? Lấy ví dụ 2 tính từ?

- Em có nhận xét nhưu thế nào về khả năng kết hợp của tính từ?

- Tìm 1 động từ, 1 tính từ đặt câu với tính từ và động từ với chức năng làm chủ ngữ?

- Xét 2 ví dụ sau:

+ Em bé ngã.

+ Em bé thông minh

- Theo em, tổ hợp từ nào đã là một câu?

- Để tổ hợp 2 trở thành câu có thể thêm vào đó từ nào?

- Qua ví dụ vừa phân tích, em hãy nêu nhận xét về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ của tính từ so với động từ?

- Cần ghi nhớ điều gì về đặc điểm của tính từ?

2 học sinh đọc ghi nhớ

I- Đặc điểm của tính từ

1. Bài tập: Sách giáo khoa - trang 153

2. Nhận xét:

Các tình từ:

a. Bé, oai.

b, Nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

- Ví dụ:

+ Tình từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng...

+ Chỉ mùi vị: chua, cay, mặn...

+ Hình dáng: gầy gò, phốp pháp...

→ chỉ đặc điểm, tính chất của hành động, trạng thái, sự vật.

- So sánh với động từ:

+ Tính từ cũng có khả năng kết hợp được với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn... như động từ.

+ Kết hợp với: hãy, đừng chớ... hạn chế nhiều so với động từ.

Ví dụ: không thể nói: hãy bùi, chớ chua.

→ Tổ hợp “ Em bé ngã” là một câu.

→ Thêm từ “ rất”.

+ Tính từ làm vị ngữ trong câu hạn chế hơn.

+ Khả năng làm chủ ngữ, tính từ và động từ như nhau.

3. Kết luận:

Ghi nhớ: Sách giáo khoa: trang 154

Hoạt động 2. Các loại tính từ

- Trong những tính từ vừa tìm được ở mục I, tính từ nào có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ rất, hơi, khá, lắm, quá.. ?

- Từ nào không có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ rất, hơi, khá, lắm, quá.. ?

- Giải thích hiện tượng trên?

- Căn cứ vào đâu người ta phân loại tính từ? Phân làm mấy loại?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ 2

II- Các loại tính từ

1. Bài tập: Sách giáo khoa - trang 154

2. Nhận xét:

- Các tính từ có khả năng kết hợp được với các tính từ chỉ mức độ: oai, bé, nhạt, héo..

- Từ không thể kết hợp được: vàng

- Bé, oai, nhạt. héo... là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối.

- Vàng là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

3. Kết luận:

*. Ghi nhớ Sách giáo khoa - Trang 154

Hoạt động 3 Cụm tính từ

- Giáo viên vẽ mô hình cụm tính từ.

- Gọi học sinh lên bảng điền

- Tìm thên những phụ ngữ đứng trước và sau của cụm tính từ? Cho biết phụ ngữ ấy bổ sung ý nghĩa cho tính từ về mặt nào?

- Nêu cấu tạo của cụm tính từ?

Gọi học sinh đọc ghi nhớ 2

III- Cụm tính từ

1. Bài tập: Sách giáo khoa - trang 155

2. Nhận xét:

phần trướcPhần trung tâmphần sau
t2 t1T1 T2s1 s2
vốn đã rất

yên tĩnh

nhỏ

sáng

lại

vằng vặc ở...

- Phụ ngữ đứng trước chỉ mức độ, thời gian, sự tiếp diễn.

- Phụ ngữ đứng sau: chỉ vị trí, so sánh, mức độ.

Hoạt động 4. Luyện tập

- Nêu yêu cầu bài tập?

- Tìm cụm tính từ?

- Nhận xét về cấu tạo của các cụm tính từ này?

(Cho học sinh làm nhóm trên phiếu học tập, dán lên bảng – gọi học sinh nhận xét, sửa. )

- Nhóm: 1,2,3.

- Nhóm: 4,5,6.

IV- Luyện tập

Bài 1: Tìm cụm tính từ:

- Sun sun như con đỉa

- Chần chẫn như caí đòn càn

- Bè bè như cái quạt thóc

- Sừng sững như cái cột đình

- Tun tủn như cái chổi sể cùn

- Các cụm tính từ này đều có cấu tạo 2 phần: phần trung tâm và phần sau.

Bài 2: Tác dụng của việc dùng tính từ và phụ ngữ:

- Các tính từ đều là từ láy có tác dụng gợi hình ảnh.

- Hình ảnh mà các từ láy ấy tạo ra đều là các sự vật tầm thường, thiếu sự lớn lao, khoáng đạt, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi.

- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan.

Bài tập 3: So sánh cách dùng động từ, tính từ

- Động từ "gợn" tính từ “êm ả”: Gợi cảnh thanh bình yên ả.

- Động từ "nổi" “ sóng; sóng dữ dội; sóng mù mịt; giông tố kinh khủng kéo đến”: cho thấy sóng biển rất mạnh.

- Những tính từ là từ láy đi kèm với động từ càng làm tăng sự mạnh mẽ, đáng sợ tới mức kinh hoàng. Đây là những tính từ tăng tiến diễn tả mức độ mạnh mẽ, diễn đạt sự đổi thay thái độ của biển cả (bất bình. giận dữ) trước sự tham lam, bạc tình của mụ vợ. báo trước thế nào mụ cũng bị trả giá.

4. Củng cố, luyện tập

- Tính từ là gì? Nêu đặc điểm của tính từ?

- Cấu tạo của cụm động từ?

- Nhận xét giờ học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, hoàn thiện các bài tập.

* Bài tập thêm:

- Viết đoạn văn về tình hình rác thải ở địa phương em trong đó có sử dụng tính từ và cụm tính từ? Chỉ rõ?

- Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng