Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Ẩn dụ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Ẩn dụ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

+ Học sinh nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.

+ Hiểu và nhớ được tác dụng của phép ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.

2. Kĩ năng

Học sinh bước đầu có kĩ năng tự tạo lập ra một số ẩn dụ.

3. Thái độ

Học sinh có ý thức học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

* Kiểm tra: 15 phút

Thế nào là nhân hoá? Nêu các kiểu nhân hoá? Cho ví dụ có sử dụng một trong các kiểu nhân hoá?

* Đáp án:

- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ vốn được sử dụng để gọi hoặc tả con người

- Các kiểu nhân hóa:

+ Sử dụng những từ vốn gọi người để gọi vật

+ Sử dụng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

+ Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người

( Ví dụ minh họa)

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới

- Gọi học sinh đọc

- Cụm từ người cha dùng để chỉ ai? vì sao em biết điều đó?

Tại sao có thể ví Bác Hồ với Người Cha?

Cách nói ẩn dụ có điểm gì giống và khác với so sánh?

- ẩn dụ có tác dụng gì?

- Thế nào là ẩn dụ?

- Giáo viên chốt

I. ẩn dụ là gì?

1. Bài tập: (Sách giáo khoa - Trang 68).

2. Kết luận:

- Cụm từ "Người cha" dùng để chỉ Bác Hồ.

- Ta biết được điều đó là nhờ ngữ cảnh của khổ thơ và của cả bài thơ.

- Bởi vì Bác và người cha có những phẩm chất giống nhau: tuổi tác, tình yêu thương, sự săn sóc đối với các con.

=> ẩn dụ:

*Phân biệt so sánh và ẩn dụ:

- Điểm giống nhau: Đều so sánh sự vật A với sự vật B

- Khác nhau:

+ ẩn dụ lược bỏ vế A chỉ nêu vế B

+ So sánh nêu cả vế A và vế B

=> Khi phép so sánh được lược bỏ vế A người ta gọi là phép so sánh ngầm hay còn gọi là ẩn dụ.

- Tác dụng: Làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm súc, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn tả.

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 68

Hoạt động 2: tìm hiểu các kiểu ẩn dụ.

* Giáo viên treo bảng phụ

- Gọi học sinh đọc

- Trong câu ca dao, từ thuyềnbến được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

- Giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của hai từ đó?

- Các hình ảnh thuyền và bến gợi cho em liên tưởng tới ai?

- Tại sao em có thể liên tưởng như thế?

Theo em, từ thấy nắng giòn tan có gì đặc biệt?

- Em có nhận xét gì về cách so sánh đó?

- Trong câu thơ của Nguyễn Đức Mậu, các từ “thắp, lửa hồng” được sử dụng để chỉ sự vật và hiện tượng nào? Tại sao có thể so sánh như vậy

- Có mấy kiểu ẩn dụ?

Giáo viên: Chốt

- Học sinh rút ra Kết luận

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ

II. Các kiểu ẩn dụ:

1. Bài tập

a. Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!

(Ca dao)

b. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

(Nguyễn Tuân)

c. Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

(Nguyễn Đức Mậu)

2. Kết luận:

a. Hai từ: thuyền và bến, được sử dụng với nghĩa chuyển

- Nghĩa gốc: "thuyền" là sự vật, phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ. "Bến": Sự vật đầu mối giao thông.

- Nghĩa chuyển: "Thuyền' có tính chất cơ động dùng để chỉ người đi xa, "Bến" có tính chất cố định chỉ người chờ đợi.

- Thuyền và bến làm ta liên tưởng tới hình ảnh người con trai và người con gái yêu nhau, xa nhau, nhớ thương nhau=> Dựa vào sự tương đồng về phẩm chất (ẩn dụ phẩm chất)

b. Nắng giòn tan: cách ví von kì lạ "Giòn tan" là âm thanh, đối tượng của thính giác (tai) lại được sử dụng cho đối tượng của thị giác (mắt). => ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác. ( ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)

c. Các từ “thắp, lửa hồng” sử dụng để chỉ hàng rào hoa râm bụt trước của nhà bác ở làng Sen.

+ Lửa – màu đỏ => dựa trên sự tương đồng về hình thức. ( ẩn dụ hình thức).

+ Thắp- nở hoa => dựa trên sự tương đồng về cách thức (ẩn dụ cách thức).

*. Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 69

Hoạt động 3: luyện tập

- Học sinh trả lời miệng

So sánh điểm đặc biệt và tác dụng của 3 cách diễn đạt:

Tìm các hình ảnh ẩn dụ và tìm sự tương đồng giữa B và A.

Tìm các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và cho biết tác dụng:

III. Tập luyện:

Bài 1:

- Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí trí.

- Cách 2: Sử dụng phép so sánh, tác dụng định danh lại.

- Cách 3: Sử dụng phép ẩn dụ, có tác dụng hình tượng hoá.

Bài 2: a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Ăn quả: người hưởng thành tựu của tiền nhân, của cách mạng.

- Kẻ trồng cây: người làm ra thành tựu, người đi trước, ông cha, các chiến sĩ cách mạng.

- Quả: (nghĩa đen có sự tương đồng) với thành tựu (nghĩa bóng).

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

- Mực: đen, khó gột rửa

- Rạng: sáng sủa, có thể nhìn rộng hơn

- Mực (đen): có sự tương đồng với môi trường xấu, người xấu.

- Đèn (rạng): có sự tương đồng với môi trường tốt, người tốt.

c. Đã phân tích

d. Mặt trời đi qua trên lăng: hình ảnh mặt trời đã được nhân hoá.

- Mặt trời trong lăng: Hình ảnh ẩn dụ, ngầm chỉ Bác Hồ.

- Cơ sở của sự liên tưởng đó là:

+ Bác Hồ đã đem lại cho đất nước và dân tộc những thành quả cách mạng vô cùng lớn lao, tươi sáng, ấm áp như mặt trời.

+ Thể hiện lòng thành kính, lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ.

- Cả mặt trời và Bác đều là nguồn cội của ánh sáng, nguồn cội của sự sống, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.

Bài 3:

a. Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt

- Thấy mùi: từ khứu giác (mũi) chuyển sang thị giác (mắt)

- Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ.

b. ánh nắng chảy đầy vai

- Xúc giác => thị giác

- Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ

-d. Tiếng rơi rất mỏng

- Xúc giác => thính giác.

- Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ, độc đáo, thú vị.

d. ướt tiếng cười của bố

- Xúc giác, thị giác => thính giác

- Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ, sinh động

4. Củng cố, luyện tập

- Ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ?

- Tìm đọc những câu thơ có sử dụng ẩn dụ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Chuẩn bị luyện nói