Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Con Rồng cháu Tiên - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Con Rồng cháu Tiên - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”.

- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

- Nhận ra những sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi giải thích, ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi, ...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

- Sách vở của học sinh

3. Bài mới

Hầu như lịch sử nước nào cũng được bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời kỳ dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào? Truyện “Con Rồng cháu Tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp cho những câu hỏi đó.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích.

- Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những chi tiết phi thường kì lạ.

- Giáo viên đọc mẫu một đoạn sau đó gọi học sinh đọc.

- Nhận xét cách đọc của học sinh

- Hãy kể lại tóm tắt truyện trong 5-7 câu?

- Đọc kĩ phần chú thích dấu (*) và nêu những hiểu biết của em về truyền thuyết?

- Em hãy giải nghĩa các từ: ngư tinh, mộc tinh, hồ tinh và tập quán?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

2-Tìm hiểu chú thích:

- Truyền thuyết:

+ Là một thể loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

+ Thường chứa các yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

3. Từ khó (Sách giáo khoa - Trang 7,8)

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.

- Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì?

- Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?

- Gọi học sinh đọc đoạn 1

- Lạc Long Quân và Âu cơ được giới thiệu qua những chi tiết nào? (Nguồn gốc, hình dáng, tài năng)

- Em có nhận xét như thế nào về chi tiết miêu tả Lạc Long Quân và Âu cơ?

- Vì sao tác giả dân gian không tưởng tượng Lạc Long Quân và Âu cơ có nguồn gốc từ các loài vật khác mà tưởng tượng Lạc Long Quân nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì?

- Vậy qua các chi tiết trên, em thấy hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ hiện lên như thế nào?

- Gọi học sinh đọc đoạn 2.

- Việc Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? đây là chi tiết như thế nào? Nó có ý nghĩa gì?

- Em hãy quan sát bức tranh trong sách giáo khoa và cho biết bức tranh minh hoạ cảnh gì?

- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào?

- Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì?

- Bằng những hiểu biết của em về lịch sử chống giặc ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời dặn dò của thần sau này có được con cháu thực hiện hay không?

- Trong tuyện dân gian thường có chứa các chi tiết tưởng tượng kì ảo. Vậy em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?

- Trong truyện này, chi tiết nói về Lạc Long Quân và Âu Cơ; việc Âu Cơ sinh nở kì lạ là những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Vai trò của chúng trong truyện này như thế nào?

- Gọi học sinh đọc đoạn cuối

- Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?

- Vậy theo em, cốt lõi sự thật lịch sử trong truyện là ở chỗ nào?

* Giáo viên: Cốt lõi sự thật lịch sử trong truyện là mười mấy đời vua Hùng trị vì. còn một chứng cớ nữa khẳng định sự thật trên đó là lăng tưởng niệm các vị vua Hùng mà tại đây hàng năm vẫn diễn ra một lễ hội rất lớn đó là lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc, ngày cả nước hướng về cội nguồn:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

và chúng ta luôn tự hào về điều đó. Một lễ hội độc đáo duy nhất chỉ có ở Việt Nam!

II. Đọc hiểu văn bản:

1 Kiểu văn bản: Tự sự

2. Bố cục: gồm 3 phần

a. Phần 1: Từ đầu đến... Long Trang: Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ

b. Phần 2: Tiếp... lên đường: Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ và Lạc Long Quân, Âu Cơ chia con.

c. Còn lại: Giải thích về nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên.

3. Phân tích

a. Giới thiệu Lạc Long Quân - Âu cơ

Lạc Long QuânÂu Cơ
Nguồn gốcThầnTiên
Hình dángMình rồng ở dưới nướcXinh đẹp tuyệt trần
Tài năngCó nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái.

→ Đẹp, kì lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quí.

b. Diễn biến truyện

*. Âu Cơ sinh nở kì lạ

- Sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, đẹp đẽ, khôi ngô, tuấn tú, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi.

→ Chi tiết tưởng tượng sáng tạo diệu kì nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, diễn đạt ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt.

*. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con

- 50 người con xuống biển;

- 50 Người con lên núi

- Cùng chia nhau cai quản các phương, dựng xây đất nước.

→ Cuộc chia tay thể hiện nhu cầu phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc. Mọi người ở mọi miền đất nước đều có chung một nguồn cội, ý chí và sức mạnh.

* Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định.

- Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện:

+ Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.

+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn cội nòi giống, dân tộc để chúng ta thêm phần tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc.

+ Làm tăng sức quyến rũ của tác phẩm.

c. Kết thúc truyện

- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước.

- Giải thích nguồn gốc của người Việt Nam là con Rồng, cháu Tiên.

→ Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.

- Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

- Giáo viên gọi học sinh đọc phần ghi nhớ, sách giáo khoa trang 8.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Các chi tiết tưởng tượng hoang đường, hình tượng thần đẹp kì vĩ.

2. Nội dung

Giải thích, suy tôn nguồn gốc, ý nguyện đoàn kết của dân tộc ta

* Ghi nhớ (Sách giáo khoa – trang 8)

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.

IV. Luyện tập

1. Học xong truyện: Con Rồng, cháu Tiên em thích nhất chi tiết nào? tại sao?

2. Kể tên một số truyện tương tự giải thích về nguồn cội của dân tộc Việt Nam mà em biết?

- Kinh và Ba Na là anh em

- Quả trứng to nở ra con người (mường)

- Quả bầu mẹ (khơ me)

4. Củng cố, luyện tập

- Em hãy cho biết đền Hùng nằm ở tỉnh nào trên đất nước ta?

- Theo em, vì sao truyện này được gọi là truyền thuyết? Truyện có ý nghĩa gì?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, tóm tắt truyện

- Soạn bài: Bánh chưng bánh giày