Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Em bé thông minh - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Em bé thông minh - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Em bé thông minh.

- Nắm được đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.

- Truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại

- Có kỹ năng thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

- Có kỹ năng kể lại một câu chuyện cổ tích.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi tìm hiểu nhân vật thông minh.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

- Kể lại phần diễn biến của truyện thạch Sanh bằng cách tóm tắt thành một chuỗi các sự việc chính?

- Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần kì có ý nghĩa gì?

3. Bài mới

Trong kho tàng truyện cổ tích nhiều nước (trong đó có Việt Nam) có một truyện rất lý thú: Truyện kể về các nhân vật tài giỏi, thông minh…trí tuệ dân gian sắc xảo và vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy đặt và giải được nhiều câu đố oái oăm, hiểm hóc trong những tình huống phức tạp. Từ đó tạo nên tiếng cười lý thú cho người nghe.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích.

Giáo nêu yêu cầu đọc - đọc mẫu

Học sinh đọc- Lớp nhận xét, giáo viên sửa

- Kể tóm tắt lại truyện?

- Giáo viên hỏi một số chú thích 3,4,6,13,16?

- Thế nào là “lỗi lạc”? “ Hoàng cung”?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc và kể

* Đọc: Đọc chú ý phân biệt giọng của các nhân vật, viên quan đọc với giọng hách dịch, vua giọng ngạc nhiên, hóm hỉnh. Chú bé đọc cao giọng, diễn tả vẻ hồn nhiên, vui tươi của trẻ nhỏ.

* Kể lại tóm tắt truyện nêu đủ các sự việc chính:

- Nhà vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.

- Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng bèn hỏi một câu hỏi oái oăm.

- Cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại.

- Viên quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.

- Em bé đã tìm cách đối diện với vua và giải được câu đố.

- Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ và bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.

- Em bé giải câu đố bằng cách đố lại.

- Nước láng giềng muốn xâm chiếm lãnh thổ, bèn rò la tìm người tài bằng một câu đố.

- Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.

- Em bé được phong làm trạng nguyên.

2. Chú thích:

- Lỗi lạc: Tài giỏi khác thường.

- Hoàng cung: Nhà ở của gia đình vua.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản

Truyện thuộc kiểu văn bản nào?

- Truyện được chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?

- Học sinh đọc phần mở truyện

- Nhà vua được giới thiệu qua chi tiết nào?

- Để tìm người tài giỏi, viên quan đã làm cách nào?

- Viên quan và vua là người như thế nào?

- Hình thức sử dụng câu đố để thử tài có phổ biến trong truyện cổ tích không? Nêu tác dụng?

- Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần?

- Viên quan ra câu đố trong hoàn cảnh như thế nào?

- Đọc lại câu đố của viên quan? Câu đố oái oăm ở điểm nào?

- Em bé đã giải đố như thế nào? Em có nhận xét về cách giải đố của em bé?

- Qua đó em hiểu em bé là người như thế nào?

- Thái độ của viên quan như thế nào?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Tự sự.

2. Bố cục văn bản: chia làm 4 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu → tâu vua: Vua tìm người hiền tài và em bé giải câu đố của quan

- Đoạn 2: → với nhau rồi: Em bé giải câu đố của nhà vua lần 1.

- Đoạn 3: → rất hậu: Em bé giải câu đố của nhà vua lần 2.

- Đoạn 4: Phần còn lại: Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài.

3. Phân tích

a. Giới thiệu truyện:

- Vua tìm người tài giỏi giúp nước.

- Quan:

+ Đi khắp nơi để tìm.

+ ra những câu đố oái oăm.

→ Viên quan tận tuỵ, nhà vua anh minh.

b. Diễn biến của truyện:

b1. Lần thử thách thứ nhất:

- Hoàn cảnh: hai cha con đang cày ruộng

- Viên quan tới hỏi: Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

→ Chẳng thể trả lời ngay một câu hỏi vớ vẩn, không ai để ý bằng một kết quả chính xác được.

- Em bé: Liền hỏi vặn lại viên quan.

→ Cách giải đáp bất ngờ, lí thú.

Em bé không hề lúng túng mà đẩy thế bị động sang phía người ra câu đố đó.

→ Nhanh trí, thông minh (ăn miếng trả miếng, tương kế tựu kế, gậy ông đập lưng ông)

- Viên quan: bất ngờ, ngạc nhiên, phát hiện ra người tài.

4. Củng cố, luyện tập

- Kể lại tóm tắt truyện?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, tóm tắt truyện, phân tích

- Sưu tầm các truyện tương tự.

- Soạn bài: Em bé thông minh (Tiếp)