Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Thứ tự kể trong văn tự sự - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Thứ tự kể trong văn tự sự - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.

- Kể “xuôi”, kể “ngược” theo nhu cầu thể hiện.

- Điều kiện cần có khi kể “ngược”.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.

- Vận dung hai cách kể vào bài viết của mình.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi tìm hiểu về thứ tự kể trong văn tự sự.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

- Cho biết ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự?

3. Bài mới

Thứ tự trong văn tự sự là một kiểu văn bản mà người viết có thể chọn lựa nhữnh cách biểu đạt thích hợp để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Cách kể ngược gắn liền với hồi tưởng thường được sử dụng để kể những kỷ niệm khó quên, tạo cảm giác chân thành và giáu sức truyền cảm.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1 Tìm hiểu về thứ tự kể trong văn tự sự

- Tóm tắt lại các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”?

- Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào?

- Kể theo thứ tự như vậy giúp tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

- Nếu kể ngược liệu có đạt được các yếu tố nghệ thuật này không? → không đạt

- Đọc bài văn trong sách giáo khoa

- Tóm tắt lại các sự việc trong văn bản?

- Bài văn được kể theo ngôi kể nào?

- Trong 5 sự việc, sự việc nào xảy ra ở hiện tại? Tại sao em biết điều đó?

- Sự việc nào xảy ra trước những sự việc này? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?

- Kể như vậy có tác dụng gì?

- Thế nào là kể ngược?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.

1. Bài tập1: (Sách giáo khoa – trang 97)

* Nhận xét:

Văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

- Hoàn cảnh sống của hai vợ chồng ông lão đánh cá

- Ông lão bắt được cá vàng - thả cá vàng đi và nhận được lời hứa của cá vàng.

- Mụ vợ biết chuyện liền bắt ông lão thực hiện yêu cầu của mụ ta:

+ Lần 1: đòi chiếc máng lợn mới.

+ Lần 2: đòi ngôi nhà mới

+ Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân

+ Lần 4: đòi làm nữ hoàng

+ Lần 5: đòi làm long vương

- Gia đình ông lão lại trở về cuộc sống nghèo khổ như cũ.

→ Các sự việc được kể theo thứ tự diễn biến tự nhiên, sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau.

→ Nghệ thuật kể tăng tiến (lòng tham) => Tăng giá trị tố cáo.

2. Bài tập 2: (Sách giáo khoa –trang 97)

* Nhận xét:

- Các sự việc chính:

1. Ngỗ bị chó dại cắn rách chân.

2. Ngỗ kêu nhưng không ai ra cứu.

3. Hoàn cảnh xuất thân của Ngỗ.

4. Ngỗ đốt đống rạ kêu cháy làm mọi người tưởng thật.

5. Mọi người lo lắng cho Ngỗ vì bị chó cắn.

- Bài văn được kể theo ngôi thứ ba.

- Trong 5 sự việc trên, sự việc xảy ra trong hiện tại: 1,2,5.

- Sự việc xảy ra trong quá khứ: 4

→ Sự việc xảy ra trong hiện tại kể trước, sự việc xảy ra trong quá khứ kể sau.

3. Kết luận chung:

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 98

4. Củng cố, luyện tập

- Thứ tự kể trong văn tự sự. Nhận xét giờ học..

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài. Chuẩn bị bài giờ sau: Thứ tự kể trong văn tự sự (tiếp theo).