Trả bài tập làm văn số 2 - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Thấy được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình để biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.
- Luyện kỹ năng chữa bài viết của bản thân và của bạn.
- Xác định yêu cầu của đề, tìm ý, lập dàn ý.
- Biết kể lại truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.
2. Kĩ năng
- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi cho bài viết.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
Nêu các bước làm một bài văn tự sự?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Học sinh nhắc lại đề bài? - Xác định yêu cầu của đề về thể loại? hình thức? nội dung? Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý với từng truyện? - Mở bài nêu những ý gì? - Thân bài kể lần lượt như thế nào? - Kết bài nêu nội dung gì? Giáo viên nêu ưu điểm, phân tích cụ thể một bài. Giáo viên nêu nhược điểm những học sinh đã mắc lỗi yêu cầu học sinh xem lại bài, phát hiện lỗi sai và sửa. - Giảng viên hướng dẫn – học sinh sửa lỗi | I. Đề bài Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. II. Yêu cầu 1. Hình thức - Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả. - Xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể về người thầy giáo (cô giáo) mà mình quý mến. 2. Nội dung: Viết đúng thể loại, bài viết có bố cục rõ ràng. a. Mở bài: Giới thiệu về người thầy, cô mà mình quý mến. ( Ngày học lớp mấy, hiện tại... ) b. Thân bài Cho người đọc hiểu được lí do mà mình quý mến thầy cô đó, thông qua cách kể, giới thiệu về ngoại hình, tính cách, cử chỉ, hành động, việc làm... + Đức tính. + Sự nhiệt tình với học trò, tận tâm với nghề nghịêp. + Cử chỉ, thái độ, cho thấy sự quan tâm tới học trò, với đồng nghiệp. + Những kỉ niệm (sự quan tâm) của thầy (cô) đối với chính bản thân em. + Tình cảm của bản thân đối với thầy (cô) đó: Thái độ học tập, sự phấn đấu vươn lên trong học tập. c. Kết bài: Tình cảm của mình đối với người thầy, cô. III- Nhận xét chung + Ưu điểm: Hai lớp đều nắm được thể loại, lựa chọn được chuyện để kể. - Đã biết cách xây dựng truyện bằng một số chi tiết hợp lý để mạch truyện phát triển. - Một số chuyện chân thực, lời văn giàu cảm xúc, để lại ấn tượng tốt. - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. + Nhược điểm: - Nhiều bài nội dung kể còn sơ sài, thiếu chi tiết có tính đột phá để truyện phát triển hay hơn. - Nội dung truyện còn đơn điệu, tẻ nhạt, ít chi tiết → ý nghĩa truyện mờ nhạt. - Thiên về kể theo trình tự thời gian, thiếu sự sáng tạo, mạch truyện bị gò ép - Một số bài viết có bố cục chưa rõ ràng, chưa tập trung vào sự việc chính. - Một số bài còn sa vào liệt kê, kể lể các sự việc. - Một số thiên về tường thuật tả người. - Chưa biết cách tách đoạn, ý. - Dùng từ thiếu chuẩn xác. - Mắc các lỗi chính tả. - Diễn đạt còn lủng củng, rườm rà. IV- Chữa lỗi cụ thể: 1- Bố cục: Mở, thân, kết chưa rõ ràng 2- Dùng từ, diễn đạt - Bọn em → chúng em. - Điểm 10 đỏ chót → đỏ tươi. - Cô có mái tóc vàng hoe - Bỗng có một cô giáo ra cầm tay tôi và định đưa tôi vào lớp. - Đứa nào đứa ấy đều cầm cờ và hoa. - Cô giáo tức quá, lôi mấy đứa em sang văn phòng. - Khi em bị ốm cô đến tận nhà em để giảng lại cho em bài hôm nay. - Chiếc mặt của cô → Khuôn mặt - Câu thiếu thành phần: Sáng chủ nhật vừa qua, khi tôi đi chợ với mẹ. - Xưng hô không nhất quán: em- tôi. 3- Chính tả: + Viết tắt + Nhâm lẫn: ch/tr, x/s, gi/d - Xờ chán → sờ trán - Rì dào → rì rào - Giường như → dường như - Câu truyện → chuyện V- Giáo viên trả bài- Học sinh sửa lỗi Giáo viên gọi điểm vào sổ. |
4. Củng cố, luyện tập
- Đọc các bài khá
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, tự sửa lỗi trong bài viết.
- Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường.
Bài trước: Cụm danh từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường - Giáo án Ngữ Văn lớp 6