Thạch Sanh (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Bước đầu biết trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.
- Có kỹ năng kể lại một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi tìm hiểu nhân vật người dũng sĩ với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo,...
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
- Sự ra đời của Thạch Sanh có gì kì lạ?
3. Bài mới
Ở tiết 21 các em đã được học về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, để tìm hiểu kĩ hơn nữa về các thử thách và chiến công của Thạch Sanh chúng ta sẽ đi vào tiết học hôm nay...
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu văn bản (tiếp) - Kể tóm tắt lại truyện? - Trước khi thành hôn với công chúa Thạch Sanh phải trải qua những thử thách gì và chàng đã lập được những chiến công nào? - Sau khi thành hôn với công chúa Thạch Sanh phải trải qua những thử thách gì và chàng đã lập những chiến công nào? - Em có nhận xét gì về mức độ và tính chất của các cuộc thử thách và những chiến công mà Thạch Sanh đã lập được? - Trải qua các thử thách, em thấy Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì? * Giáo viên: những phẩm chất của Thạch Sanh cũng là những phẩm chất tiêu biểu của nhân dân ta. Bởi thế truyện cổ tích được nhân dân ta rất yêu thích. - Trong truyện, Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động, em hãy chỉ ra sự đối lập này? * Giáo viên: Trong truyện cổ tích, nhân vật chính và phản diện luôn luôn đối lập nhau về hành động và tính cách. đây là một đặc điểm xây dựng nhân vật đặc trưng của thể loại. - Vậy, trong số những vũ khí thần kì, em thấy vũ khí nào đặc biệt nhất? Vì sao? - Nếu thay từ niêu cơm bằng nồi cơm thì có làm thay đổi ý nghĩa hình ảnh không? Vì sao? * Giáo viên: Nếu thay từ niêu cơm bằng nổi cơm thì nghĩa hình ảnh giảm đi: nồi đất nhỏ nhất gợi chất dân gian. Nồi có thể là nồi vừa, có thể là nồi to nhưng niêu thì nhất định là nồi rất nhỏ rồi. Do đó, tính chất thần kì vô tận về sức chứa của niêu cơm Thạch Sanh ngày càng được tăng lên - Kết thúc truyện Thạch Sanh như thế nào? - Kết thúc ấy có hợp với nhân vật Thạch Sanh không? Tại sao? Giáo viên: Kết hợp lí, xứng đáng với những thử thách mà Thạch Sanh đã vượt qua và công lao của chàng. - Hậu quả mà mẹ con Lí Thông phải chịu là gì? Qua đó nói lên điều gì? Giáo viên: Trời khụng dung - Hóa thành bọ hung → bẩn thỉu, bị khinh rẻ → Gieo gió gặt bão, ác giả ác báo. - Nhận xét gì về cách kết thúc của truyện? Cách kết ấy thể hiện điều gì? | I Đọc và tìm hiểu chú thích. II Đọc và tìm hiểu văn bản. 1 Kiểu văn bản: 2. Bố cục: 3. Phân tích a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
→ Thử thách ngày một tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn, chiến công ngày rực rỡ vẻ vang. + Phẩm chất: - Sự thật thà chân chất. - Sự quả cảm và tài năng. - Nhân hậu, cao thượng, yêu hoà bình. ( Nhân vật chức năng: hành động theo lẽ phải) * Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông
+ Chi tiết tiếng đàn thần kì: - Tiếng đàn giúp cho nhân vật được tẩy oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho Thạch Sanh, Lí Thông bị vạch trần, đó là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đó sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và mong ước công lí của mình. - Tiếng đàn làm cho quân của 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. * Chi tiết niêu cơm thần kì: - Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế nhạo, phải kinh ngạc, thán phục. - Niêu cơm và lời thách đố đó chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh. - Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân. c. Kết thúc truyện - Thạch Sanh lấy công chúa - được vua nhường ngôi. - Hậu quả mẹ con Lí Thông: Bị sét đánh chết. - Cách kết thúc có hậu công lí xã hội (ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác) và mong ước của nhân dân ta về một sự đổi đời. Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích. | ||||||||||
Hoạt động 2 Tổng kết - Nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện? - Nội dung của truyện? ( Truyện ngợi ca, phê phán điều gì? ) 2 học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa | III- Tổng kết 1- Nghệ thuật Kết cấu, bố cục mạch lạc, tình tiết rõ ràng, nhân vật đối lập, chi tiết thần kì. 2- Nội dung Ngợi ca Thạch Sanh, thể hiện mong ước, niềm tin, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân. Phê phán cái xấu, cái ác và hậu quả của nó. * Ghi nhớ: ( Sách giáo khoa trang 67) | ||||||||||
* Hoạt động 3: Luyện tập | IV- Luyện tập 1. Bài tập 1 Theo em, bức tranh trang 65 minh hoạ cảnh gì? Dùng ngôn ngữ của mình để kể lại đoạn truyện đó? 2. Bài tập 2. Hãy dùng một hai câu văn của em nói lên tình cảm của mình đối với nhân vật Thạch Sanh? |
4. Củng cố, luyện tập
- Em yêu mến nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
( Thạch Sanh- phẩm chất đẹp của chàng)
- Vì sao truyện được nhân dân yêu thích?
( Gửi gắm mong ước, kết thúc có hậu, hình tượng Thạch Sanh đẹp, ý nghĩa truyện đặc sắc)
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, tóm tắt truyện, phân tích
- Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ.
Bài trước: Thạch Sanh (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Chữa lỗi dùng từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6