Nhân hóa - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa, tác dụng của nó.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng nhận biết và sử dụng nhân hóa
3. Thái độ
- Có thái độ học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
Có mấy kiểu so sánh? Nêu tác dụng của phép so sánh?
Viết hai câu văn có sử dụng phép so sánh và cho biết thuộc kiểu so sánh nào?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới. * Giáo viên sử dụng bảng phụ đã viết ví dụ - Kể tên các sự vật được nhắc tới? - Các sự vật ấy được gán cho những hành động gì? Của ai? - Cách gọi tên các sự vật có gì khác nhau? * Giáo viên treo bảng phụ, gọi học sinh đọc - Em hãy so sánh hai cách diễn đạt * Giáo viên: Những sự vật, con vật... được gán cho những thuộc tính, hành động, suy nghĩ... của con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của con người gọi là phép nhân hoá. - Nhân hóa là gì? Nêu tác dụng của nhân hoá? * Bài tập nhanh: xác định những sự vật được nhân hoá? Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu (Ca dao) - Đường nở ngực. những hàng dương liễu nhỏ Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm. (Tố Hữu) * Giáo viên treo bảng phụ đã viết ví dụ - Tìm các sự vật đã được nhân hoá trong những câu thơ, câu văn đã cho? - Mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào? | I. Thế nào là nhân hóa 1. Bài tập: (Sách giáo khoa - trang 56-57). 2. Kết luận: - Các sự vật được nhắc tới trong khổ thơ: Trời, cây mía, kiến. - Các sự vật ấy được gán cho những hành động của con người: chuẩn bị chiến đấu: Mặc áo giáp, ra trận, múa gươm, hành quân. - Cách gọi tên các sự vật khác nhau: + Gọi ông trời bằng ông. Dùng loại từ dùng để gọi người để gọi sự vật. + Cây mía, kiến: Gọi tên thông thường. - So sánh hai cách diễn đạt: + Cách diễn đạt ở mục I. 2 chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật. + Cách diễn đạt ở mục I. 1 bày tỏ thái độ tình cảm của con người - người viết. * Ghi nhớ 1: (Sách giáo khoa - Trang 57) * Bài tập: Các sự vật đã được gán cho hành động của con người: núi chê, núi ngồi, đường nở ngực. |
Hoạt động 2: các kiểu nhân hóa - Có mấy kiểu nhân hoá? - Cho học sinh đọc ghi nhớ * Giáo viên chốt: nhân hoá được thực hiện bằng nhiều cách. Mỗi cách được gọi là một kiểu nhân hoá. Có ba kiểu nhân hoá cơ bản | II. Các kiểu nhân hoá: 1. Bài tập: (Sách giáo khoa - trang 57). 2. Kết luận: - Các sự vật được nhân hoá: a. Miệng, tai, mắt, chân, tay. b. Tre, c. Trâu. - Mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách: a. Sử dụng từ ngữ vốn dùng để gọi người để gọi một số vật b. Sử dụng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật. c. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. * Ghi nhớ 2: Sách giáo khoa- Trang 58 |
Hoạt động 3: Luyện tập * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập Xác định và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn gồm 4 câu của Phong Thu: So sánh hai cách diễn đạt: Chỉ rõ cách nhân hoá và nêu tác dụng của nó: | III. Luyện tập: Bài 1: + Bến cảng... đông vui + Tàu mẹ, tàu con + Xe anh, xe em + Tất cả đều bận rộn => Gợi không khí lao động khẩn chương phấn khởi của con người nơi bến cảng. Bài 2: - Có sử dụng nhân hoá ở bài 1: cảm nghĩ tự hào, sung sướng của người trong cuộc. - Không sử dụng nhân hoá ở bài 2: Quan sát, ghi chép, tường thuật khách quan của người ngoài cuộc. Bài 3: So sánh hai cách viết * Giống nhau: đều tả cái chổi rơm * Khác nhau: - Cách 1: Có sử dụng phép nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô. đây là văn bản biểu cảm. - Cách 2: không sử dụng phép nhân hoá. đây là văn bản thuyết minh. Bài 4: a. Trò chuyện, xưng hô với núi như với con người tác dụng: bộc lộ tâm trạng mong thấy người thương của người nói. b. Sử dụng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của những con vật. Tác dụng: Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh. c. Sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối và sự vật. - Tác dụng: Hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ cho con người. d. Tương tự như mục c - Tác dụng: gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù nơi người đọc. Bài 5: Viết đoạn có sử dụng phép nhân hoá |
4. Củng cố, luyện tập
- Thể nào là nhân hóa? Các kiểu nhân hoá?5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 5.
Bài tập bổ trợ (A1)
Xác định và phân tích tác dụng của phép nhân hoá
a. Yêu biết mấy những con đường ca hát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non,
b. xuân ơi xuân, vui tới mông mênh,
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
- Soạn bài: Phương pháp tả người
Bài trước: Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Phương pháp tả người - Giáo án Ngữ Văn lớp 6