Nghĩa của từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là nghĩa của từ.
- Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản.
- Biết cách dùng từ đúng nghĩa trong nói, viết và sửa các lỗi dùng từ.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng giải thích nghĩa của từ.
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi sử dụng nghĩa của từ trong giao tiếp hằng ngày.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi, ...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
- Phân biệt từ đơn và từ phức? Lấy ví dụ?
3. Bài mới
Các em đã được tìm hiểu về nghĩa của từ, từ đơn, từ phức. Vậy nghĩa của từ là gì? Từ được giải nghĩa như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ - Giáo viên treo bảng phụ đã viết ví dụ. - Các chú thích trên nằm ở văn bản nào? - Mỗi chú thích trên gồm có mấy bộ phận? - Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? - Nghĩa của từ tương ứng với phần nào trong mô hình? - Vậy em hiểu thế nào là nghĩa của từ? - Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 35. - Giáo viên đưa bảng phụ. * Bài tập nhanh: Em hãy điền các từ "đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt" vào chỗ trống: -... trình bày ý kiến hay nguyện vọng lên cấp trên. (đề đạt) -.... cử ai đó giữ chức vụ cao hơn mình. (đề bạt) -... giới thiêụ ra để lựa chọn và bầu cử. (đề cử) -... đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết. (đề xuất) | I. Nghĩa của từ là gì? 1 Bài tập (Sách giáo khoa - Trang 35) * Nhận xét: - Mỗi chú thích bao gồm hai bộ phận: + Chữ đậm: từ + Chữ thường: Giải thích nghĩa của từ - Bộ phận sau nêu lên nghĩa của từ. - Nghĩa của từ tương ứng với phần nội dung. 2 Kết luận: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị. * Ghi nhớ (Sách giáo khoa trang 35) |
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ - Đọc lại các chú thích đã dẫn ở phần I. - Mỗi chú thích trên giải thích nghĩa của từ bằng cách nào? - Vậy theo em có mấy cách giải nghĩa của từ? - 2 học sinh đọc ghi nhớ. | II Cách giải thích nghĩa của từ 1 Bài tập (Sách giáo khoa - trang 35) * Nhận xét: - Trình bày khái niệm: ví dụ: Tập quán. - Đưa ra từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa Ví dụ: Lẫm liệt > < Nao núng Cao sang > < Thấp hèn → từ trái nghĩa 2 Kết luận: Có 2 cách để giải thích nghĩa của từ. * Ghi nhớ (Sách giáo khoa - trang 35) |
Hoạt động 3: Luyện tập - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện - Lớp nhận xét - giáo viên sửa | III. Tập luyện: Bài 1 (Trang 36) Đọc một vài chú thích sau các văn bản đã học và cho biết mỗi chú thích được giảng nghĩa theo cách nào? Bài 2 (trang 36): Điền các từ vào chỗ trống cho phù hợp: - Học tập - Học lỏm - Học hỏi - Học hành Bài 3 (trang 36): Điền các từ theo trật tự sau: - Trung bình - Trung gian - Trung niên Bài 4 (trang 36): - Giếng: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước. - Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tục. - Hèn nhát: thiếu dũng cảm (đến mức đáng khinh bỉ). Bài 5 (trang 36): Mất theo cách giải nghĩa của nhân vật Nụ là không đúng "không biết ở đâu". - Mất hiểu theo cách thông thường là không được sở hữu, không có, không thuộc về mình. |
4. Củng cố, luyện tập
- Thế nào là nghĩa của từ?
- Các cách giải thích nghĩa của từ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, làm bài tập 5 (Sách giáo khoa)
Bài tập
1. Chọn trong số các từ: chết, hi sinh, thiệt mạng... một từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Trong cuộc chiến khốc liệt vừa qua, nhiều đồng chí đã...
- Chúng ta thà.... chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
2. Hãy đánh dấu vào câu dùng đúng từ "ngoan cường":
- Bọn địch dù chỉ còn đám tàn quân nhưng cũng rất ngoan cường chống trả từng đợt tiến công của bộ đội ta.
- Trên điểm chốt, các đồng chí của chúng ta đã ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của bộ đội ta.
- Trong lao động, Lan là một người rất ngoan cường không hề biết sợ khó khăn gian khổ.
3. Em hãy đặt câu với từ "học sinh" và giải nghĩa từ đó?
- Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Bài trước: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Giáo án Ngữ Văn lớp 6