Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.

- Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.

- Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ nghiêm túc, tích cực khi tìm hiểu yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

Các bước làm một bài văn tự sự?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Tìm hiểu các đề văn tự sự

- Gọi học sinh đọc các đề bài trong sách giáo khoa

- Thế nào là kể chuyện đời thường?

- Nêu yêu cầu của kể chuyện đời thường?

- Xác định yêu cầu của đề bài?

Cách kể của em như thế nào?

- Gọi học sinh đọc "phương hướng làm bài" trong sách giáo khoa và rút ra kết luận?

- Lập dàn bài cho đề bài sau: Em hãy kể về ông (bà) của em.

Phần mở bài em sẽ viết gì?

Phần thân bài kể như thế nào?

Phần kết bài viết gì?

- Lập dàn ý cho đề bài sau: Kể về người bạn mới quen.

Học sinh lên bảng trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung

Giáo viên nhận xét chung, kết luận

Phần mở bài em sẽ viết gì?

Phần thân bài kể như thế nào?

Phần kết bài viết gì?

I. Tìm hiểu các đề văn tự sự:

- Kể chuyện đời thường là kể về những câu chuyện trải qua hàng ngày, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những cảm xúc, ấn tượng nhất định.

- Nhân vật và sự việc cần phải hết sức chân thật, không nên bịa đặt, tuỳ ý thêm thắt.

II- Quá trình thực hiện đề tự sự

Đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của em.

a. Tìm hiểu đề bài:

- Thể loại: văn kể chuyện

- Nội dung: ông hay bà của em

- Phạm vi: kể chuyện đời thường, người thật, việc thật.

b. Phương hướng làm bài:

- Kề về những điều em quan sát hoặc nghe thấy.

- Giới thiệu chung.

- Kể về 1 số việc làm, tính cách, tình cảm của ông (bà) đối với mọi người.

3. Dàn bài:

a. Mở bài: Giới thiệu về người bà.

- Giới thiệu về những đặc điểm, phẩm chất tiêu biểu.

b. Thân bài:

- Kể vài nét về ngoại hình.

- Kể những việc làm của bà trong gia đình và thái độ đối với mọi người.

- Thái độ, tình cảm của em đối với bà.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em...

III. Lập dàn bài cho đề văn tự sự:

Đề bài: Kể về người bạn mới quen.

* Gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu chung: Tên, tuổi, trường, lớp …

b. Thân bài:

- Quen trong hoàn cảnh nào? trong một buổi lao động vệ sinh của trường, hay cùng sinh hoạt văn nghệ…

- Đặc điểm về ngoại hình

+ Khuôn mặt

+ Hình dáng

+ Trang phục

- Tính cách

+ Năng nổ, hoạt bát

+ Hay giúp đỡ bạn bè

+ Dễ hoà đồng.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em....

4. Củng cố, luyện tập

- Thế nào là kể chuyện đời thường? So sánh với yêu cầu chung về bài tự sự?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Chuẩn bị giờ sau: Viết bài tập làm văn số 3.