Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Cảm nhận được:
+ Lòng yêu nước được bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, quen thuộc của quê hương. Sức mạnh của lòng yêu nước được bộc lộ rõ trong trận chiến bảo vệ đất nước. Lòng yêu nước giản dị mà sâu sắc của tác giả.
+ Lời văn báo chí nhưng mang tính nghệ thuật: Giàu hình ảnh, chứa đựng những cảm xúc, suy tư chân thành của người viết.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh kĩ năng đọc tìm hiểu nội dung một văn bản nước ngoài.
3. Thái độ
Có ý thức học tập bộ môn, bồi dưỡng lòng yêu nước.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
- Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “ Cây tre Việt Nam”?
3. Bài mới
Lòng yêu nước là một thứ tình cảm cao đẹp nhất của mỗi công dân mỗi dân tộc từ xưa tới nay. Các nhà văn, nhà thơ đều có một cách nói riêng về lòng yêu nước. Trong ca dao có câu:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Hay Nguyễn Trãi có câu:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Cũng nói về lòng yêu nước nhưng nhà văn Nga lại có cách nói riêng. Ta xem nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua diễn tả tình yêu nước của mình như thế nào qua bài Lòng yêu nước
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích - Giáo viên giới thiệu cách đọc - Yêu cầu đọc: Đọc vừa rắn rỏi, rứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, ngập tràn cảm xúc, nhịp điệu chậm, chắc khoẻ, chân thật, đọc giọng thiết tha, xúc động. - Đọc mẫu 1 đoạn - Gọc 2 học sinh lần lượt đọc tiếp - Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - Học sinh đọc chú thích trong sách giáo khoa chú ý hai chú thích 1,9 | I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả, tác phẩm: Sách giáo khoa. b. Giải nghĩa từ khó: Sách giáo khoa. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản - Em có nhận xét gì về thể loại - Bố cục văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần - Bố cục cũng có thể chia làm hai đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến... lòng yêu Tổ quốc: Ngọn nguồn của lòng yêu nước. + Đoạn 2: Còn lại: Lòng yêu nước được thử thách trong chiến tranh - Tìm câu văn khái quát về lòng yêu nước? - Có gì đặc sắc trong câu văn đó? - Vì sao lòng yêu nước lại bắt nguồn từ lòng yêu những vật bình thường nhất? - Biểu hiện lòng yêu nước của con người xô Viết gắn liền với nỗi nhớ vẻ đẹp các làng quê yêu dấu của họ. Đó là những vẻ đẹp nào? - Em có nhận xét gì về cách lựa chọn và miêu tả những cảnh đẹp đó? - Em có nhận xét gì về tác giả qua những lời văn miêu tả lòng yêu nước ấy? - Có điều gì sâu sắc trong câu văn kết đoạn: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. "? - Em hãy tìm đọc những câu ca dao, câu thơ nói về tình yêu đất nước? - Các câu ca dao, câu thơ: + Anh đi anh nhớ... + Đồng Đăng... + Đường vô... + Việt Nam đất nước... (Nguyễn Thi) + đẹp vô cùng Tổ... ( Tố Hữu) - Tác giả cảm nhận được sức mạnh của lòng yêu nước trong hoàn cảnh nào? - Lời văn nào thể hiện điều đó? - Tại sao khi có chiến tranh, khi có kẻ thù xâm lược thì lòng yêu nước lại được thử thách cao độ, nghiêm ngặt nhất? - Vì sao: " Khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta" thì ta mới hiểu "lòng yêu nước của mình lớn đến nhường nào? " - Theo em, lòng yêu nước của con người Xô Viết được phản ánh trong văn bản này có điểm gì gần gũi với lòng yêu nước của người Việt Nam ta? - Giáo viên: Liên hệ câu Bác Hồ nói: Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng... - Câu văn: "Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa" có ý nghĩa thiêng liêng như thế nào? - Giáo viên: Liên hệ thực tế với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta... - Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài văn? - Nêu nội dung của bài? | II. Tìm hiểu văn bản: 1. Thể loai và bố cục: - Thể loại: Bút kí - chính luận - Trữ tình - Lập luận theo lối diễn dịch và tổng - phân – hợp, đi từ khái quát đến cụ thể - Bố cục: gồm 3 phần + Phần 1: Hai câu đầu: Giới thiệu tư tưởng chủ đạo của lòng yêu nước: Nguồn cội của lòng yêu nước trong hoàn cảnh chiến tranh. + Phần 2: Người vùng Bắc... ngày mai: những biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc Liên Xô trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. + Phần 3: Đoạn còn lại: Sức mạnh vĩ đại và giản dị của lòng yêu nước chân chính 2. Những biểu hiện của lòng yêu nước: - Câu nói khái quát về lòng yêu nước: " Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây... rượu mạnh" => Câu văn khái quát đúng qui luật tình cảm yêu nước của con người: yêu bằng những cái rất gần gũi bình dị hàng ngày quanh ta, có thể cảm nhận được. Câu văn khái quát mà không trừu tượng, rất thấm thía dễ hiểu. - Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những vật tầm thường vì đó là những biểu hiện của sự sống đất nước được con người tạo ra. Chúng đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự sống cho con người. - Biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước: + Cánh rừng bên bờ sông cây mọc là là mặt nước. + Những đêm tháng sáu sáng hồng. + Bóng thuỳ dương tư lự bên đường, trưa hè vàng ánh, tiếng ong bay. + Khí trời của núi cao, dòng suối lấp lánh ánh bạc, vị mát của nước đóng băng, rượu vang rót từ túi da dê. + Sương mù và dòng sông Nê-va, những pho tượng tạc chiến mã. + Những con phố cũ ngoằn ngoèo, điện Krem-li, tháp cổ... => Tác giả lựa chọn những cảnh tượng mang vẻ đẹp tiêu biểu cho từng vùng đất nước. Đó đều là những gì quen thuộc nhất đối với sự sống con người trên mỗi vùng đất Xô Viết, từ thiên nhiên đến văn hoá, lịch sử. - Qua những lời văn ta thấy tác giả là người am hiểu và có tình cảm sâu sắc với mọi miền đất nước của ông. Ông như đang bày tỏ lòng yêu nước của chính mình. - Câu kết đoạn: Nêu được một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Lòng yêu nước thiêng liêng được nâng lên từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương bình thường, giản dị. Lòng yêu nước là một thứ tình cảm có thật, từ trong lòng người chứ không hề hư ảo, trừu tượng. 3. Sức mạnh của lòng yêu nước: - Thử thách chiến tranh - "Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu nước mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách" - Lòng yêu nước vốn là một tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người chân chính. Tuy nhiên, nó sẽ chứng tỏ sức mãnh liệt trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, gay go, quyết liệt khi đất nước bị xâm lăng, khi nền độc lập tự do của đất nước bị đe doạ. - Khi có nguy cơ mất nước thì lòng yêu nước sẽ trỗi dậy mạnh mẽ nếu cần sẽ đổ máu hi sinh để đổi lấy. Như vậy. lòng yêu nước là một giá trị tinh thần có thể nhìn thấy được - Câu nói đã nói lên tiếng nói thầm kín nhất, thiết tha nhất, cháy bỏng nhất trong lòng người dân Liên Xô có ý nghĩa diễn tả lòng yêu nước trở thành hành động, đấu tranh, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc quang vinh. Và cuối cùng cơn hiểm nghèo đã qua, nước Nga đã từng đứng vững giành chiến thắng vẻ vang. |
4. Củng cố, luyện tập
Liên hệ bản thân: yêu nước trong hoàn cảnh hiện nay em cần phải làm gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài: Câu trần thuật đơn có từ là
Bài trước: Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Lao xao (Duy Khán) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6