Lời văn, đoạn văn tự sự - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết sử dụng lời văn, triển khai ý, áp dụng vào đọc - hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúngđắn khi tìm hiểu lời văn, đoạn văn tự sự.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo,...
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
Em hãy cho biết cách làm một bài văn tự sự?
3. Bài mới
Bài văn gồm các đoạn văn tạo thành. Đoạn văn gồm các câu văn liên kết tạo thành. Văn tự sự xây dựng nhân vật, kể việc như thế nào? .Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Lời văn giới thiệu nhân vật - Giáo viên treo bảng phụ. - Yêu cầu học sinh đọc. - Hai đoạn văn giới thiệu những nhân vật nào? Giới thiệu về sự việc gì? - Mục đích giới thiệu để làm gì? - Em thấy thứ tự các câu văn trong đoạn như thế nào? Có thể đảo lộn thứ tự các câu văn được không? - Hai đoạn văn giới thiệu những gì về các nhân vật? - Quan sát hai đoạn văn, em thấy kiểu câu giới thiệu nhân vật thường có cấu trúc như thế nào? | I. Lời văn, đoạn văn tư sự: 1. Lời văn giới thiệu nhân vật: * Bài tập (Sách giáo khoa - Trang 58) Hai đoạn văn sách giáo khoa - Trang 58 * Nhận xét: - Đoạn 1: Giới thiệu nhân vật vua Hùng, Mị Nương Sự việc: kén rể. - Đoạn 2: Giới thiệu nhân vật Sơn Tinh- Thuỷ Tinh. Sự việc: kén rể. - Mục đích giới thiệu: + Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật. + Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chính của câu chuyện. 3. Kết luận: Giới thiệu nhân vật tên gọi, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, tình cảm… - Dùng kiểu câu: + C có V. + có V. + Người ta gọi là... |
Hoạt động 2 Lời văn kể sự việc Giáo viên treo bảng phụ. - Gọi học sinh đọc đoạn 3. - Đoạn văn kể về sự việc gì? - Em hãy gạch chân những từ chỉ hành động của Thuỷ Tinh? - Nhận xét về từ loại? - Các hành động được kể theo trình tự nào? - Hành động ấy đem lại kết quả gì? - Lời kể trùng điệp: nước ngập... nước dâng... gây ấn tượng gì cho người đọc? - Khi kể việc phải kể như thế nào? | 2. Lời văn kể sự việc a. Bài tập (Sách giáo khoa - Trang 59) Đoạn văn 3 sách giáo khoa trang 59 b. Nhận xét: - Đoạn văn kể về việc Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh. - Hành động của Thuỷ Tinh: đuổi, cướp, hô, gọi, làm, dâng, đánh → động từ gây ấn tượng mạnh. - Các hành động được kể theo trình tự trước, sau nối tiếp nhau, tăng tiến. - Kết quả: Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. - Lời kể trùng điệp gây ấn tượng mạnh, mau lẹ về hậu quả kinh hoàng của cơn giận dữ. c. Kết luận: Khi kể việc: thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do hành động đó mang lại. |
Hoạt động 3 Đoạn văn - Đọc lại các đoạn văn 1,2,3 - Em hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Câu nào biểu thị ý chính ấy? - Vì sao gọi đó là câu chủ đề? - Để làm rõ ý chính, các câu trong đoạn có quan hệ với nhau như thế nào? Giáo viên: Các ý phụ đều được kết hợp với nhau để làm rõ ý chính. - Từ phần phân tích trên, em rút ra kết luận gì về đoạn văn? Giáo viên kết luận 2 học sinh đọc ghi nhớ - Làm sao để em nhìn vào mà biết đó là đoạn văn? | 3. Đoạn văn a. Bài tập (Sách giáo khoa - Trang 59) Đoạn văn 3 Sách giáo khoa trang 59 b. Nhận xét: *. Về nội dung - Đoạn 1: Vua Hùng kén rể (Câu 2) - Đoạn 2: Có hai chàng trai đến cầu hôn (Câu 1) - Đoạn 3: Thuỷ Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh (câu 1) - Câu nói lên ý chính → câu chủ đề. - Các câu khác có quan hệ chặt chẽ để làm rõ ý chính đó. C. Kết luận: * Ghi nhớ 2: Sách giáo khoa – trang 59 *. Chú ý: Về hình thức: - Mỗi đoạn nói chung gồm nhiều câu. - Mở đầu viết hoa và lùi vào một ô. - Kết đoạn chấm xuống dòng. |
Hoạt động 4: Luyện tập Giáo viên cho hoạt động nhóm Nhóm 1,2: Bài tập 1 Nhóm 3,4: Bài tập 2 Các nhóm nhận xét, giáo viên kết luận - Câu nào đúng, câu nào sai? Tại sao? | II- Luyện tập 1. Bài tập 1 a. Ý chính: Cậu chăn bò rất giỏi. ý giỏi được thể hiện ở nhiều ý phụ: + Chăn suốt ngày từ sáng tới tối. + Ngày nắng cũng như ngày mưa, con nào con nấy bụng no căng. - Câu 1: dẫn dắt, giới thiệu hành động bước đầu. - Câu 2: nhận xét chung về hành động. - Câu 3,4: Cụ thể hoá hành động. b. Thái độ của các cô con gái Phú Ông đối với Sọ Dừa (câu 2) - Câu 1: dẫn dắt, giải thích. c. Tính nết cô hàng nước. - Câu chủ chốt: câu 2 - Các câu sau nói rõ tính trẻ con ấy được biểu lộ như thế nào? - Cách kể có thứ tự lô gích, dẫn dắt, giải thích các sự việc. 2. Bài tập 2 - Câu a sai vì kể không theo trình tự lô gic, hợp lí. Câu b đúng vì nó bảo đảm thứ tự lô gíc. |
4. Củng cố, luyện tập
- Yêu cầu khi viết lời giới thiệu nhân vật.
- Thế nào là đoạn văn? Nêu cách trình bày ý trong một đoạn văn?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm các bài tập còn lại.
- Soạn bài: Thạch Sanh.
Bài trước: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Thạch Sanh (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6