Động từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
- Các loại động từ.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng nhận biết động từ trong câu.
- Có kỹ năng phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng các động từ trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
Chỉ từ là gì? Đoạn thơ sau đây có mấy chỉ từ?
"Cô kia đi đằng ấy với ai
Trồng dưa, dưa héo, trồng khoai khoai hà
Cô kia đi đằng này với ta
Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai"
3. Bài mới
Ở các tiết học trước các em đã được tìm hiểu về danh từ, cụm danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ. Trong từ loại tiếng Việt không chỉ dừng lại ở đó mà còn rất nhiều các từ loại khác. Tiết học này chúng ta đi tìm hiểu về loại từ: động từ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1: Đặc điểm của động từ - Giáo viên gọi học sinh đọc, học sinh theo dõi vào sách giáo khoa - Bằng những hiểu biết của em về động từ đã học ở bậc Tiểu học, em hãy tìm động từ có trong các câu văn đó? - Những động từ chúng ta vừa tìm được có ý nghĩa gì? - Hãy nêu khả năng kết hợp của động từ? - Những động từ chúng ta vừa tìm được có khả năng kết hợp được với những từ nào đứng trước nó? - Qua ví dụ vừa tìm hiểu, em hãy rút ra kết luận về khả năng kết hợp của động từ? - Tìm một động từ và đặt câu với động từ đó? - Phân tích thành phần câu? - Động từ giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? - Có khi nào động giữ chức vụ chủ ngữ không? Cho ví dụ? - Nhận xét về khả năng kết hợp của động từ khi làm chủ ngữ? - Động từ có đặc điểm gì khác so với danh từ? - Cần ghi nhớ điều gì về đặc điểm của động từ? | I- Đặc điểm của động từ 1. Bài tập: Sách giáo khoa - trang 145 2. Nhận xét: Các động từ có trong các câu văn đó: a. đi, đến, ra, hỏi b. lấy, làm, lễ. c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề. → Các động từ trên chủ yếu chỉ hành động, trạng thái của sự vật. * So sánh danh từ với động từ: - Những từ đứng trước động từ thường là những từ đã, hãy, đừng, chớ... trong khi đứng trước danh từ là những số từ, lượng từ. - Khi làm vị ngữ, động từ không đòi hỏi điều kiện gì trong khi đó danh từ muốn làm vị ngữ phải đi kèm từ "là". - Học sinh tự đặt câu. - Khi động từ làm chủ ngữ thì sẽ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang... 3. Kết luận: * Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 146 | |||||||||
Hoạt động 2: Các loại động từ chính - Giáo viên gọi học sinh đọc, học sinh theo dõi vào sách giáo khoa - Giáo viên vẽ mô hình bảng phân loại động từ - Đọc bài tập 1 - Sách giáo khoa trang 146 - Căn cứ vào đâu để phân loại động từ? - Động từ chỉ hoạt động, trạng thái được phân định như thế nào? - Động từ có mấy loại? là những loại nào? - Đọc ghi nhớ 2 - trang 146? | II- Các loại động từ chính 1. Bài tập: Sách giáo khoa - trang 146 2. Nhận xét: - Động từ tình thái, trạng thái - Động từ hành động.
3. Kết luận: *. Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 146 | |||||||||
Hoạt động 3. Tập luyện - Đọc yêu cầu của bài tập 1. - Tìm động từ và phân loại - Đọc đoạn văn: "Bà đỡ Trần... nhỏ nước mắt" - Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? - Tìm động từ trong đoạn trích trên? - Em có nhận xét gì về cách dùng động từ trong đoạn trích (số lượng, tác dụng) - Giáo viên đọc, học sinh chép sau đó tráo bài cho nhau sửa lỗi. - Cho học sinh viết nháp đọc – gọi học sinh nhận xét. | III- Tập luyện Bài tập 1: a. Các động từ: có, khoe, may, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo. b. Phân loại: - Động từ chỉ tình thái: có (thấy) - Động từ chỉ hành động, trạng thái: các động từ còn lại. Bài 2: Đọc truyện vui: Thói quen dùng từ, giải thích nguyên nhân gây cười? - Truyện buồn cười chính là ở chỗ thói quen dùng từ của anh chàng keo kiệt. Anh ta keo kiệt đến mức kiêng cả dùng những từ như đưa, cho, chỉ thích dùng chững từ như cầm, lấy đây chính là thói quen dùng các động từ. Bài 3: Chính tả (nghe viết) “ Con hổ có nghĩa”, từ: “ Hổ đực mừng rỡ đến làm ra vẻ tiễn biệt. ” Bài 4: viết đoạn văn về môi trường trong đó có sử dụng động từ và chỉ rõ các loại động từ. |
4. Củng cố, luyện tập
- Thế nào là động từ? Có mấy loại động từ?
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
- Soạn bài: Cụm động từ.
Bài trước: Con Hổ có nghĩa - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Cụm động từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6