Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương bao la, sự săn sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào.
+ Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với bộc lộ tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, những chi tiết tự nhiên, giản dị mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ phù hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích thơ năm chữ.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
Em có cảm nhận gì về văn bản Buổi học cuối cùng? Trong những lời thầy Ha-men truyền lại vào buổi học cuối cùng, đối với em điều quí báu nhất là gì?
3. Bài mới
Tuổi già ít ngủ, không ngủ được cũng là chuyện bình thường. Nhưng với Bác Hồ, thì sự mất ngủ của Người còn bởi vì những lí do cao đẹp và cảm động: "Cả một đời như thế Bác ngủ có ngon đâu". (Hải Như)
Có một đêm không ngủ như thế của Bác ở nơi núi rừng Việt Bắc hồi kháng chiến chống Pháp đã trở thành nguồn cảm hứng của Bác.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích - Giáo viên nêu yêu cầu đọc bài thơ: - Cách đọc: Giọng đọc tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp thay đổi lần lượt 3/2,2/3. - Phân biệt 3 giọng đọc: + Giọng kể chuyện, miêu tả của tác giả. + Lời nói của anh đội viên: Giọng lo lắng, nũng nịu. + Lời Bác Hồ: giọng trầm ấm, chậm rãi. - Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn - Nêu vắn tắt những điều lưu ý về tác giả? - Giáo viên nhấn mạnh một số điểm Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? | I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích a. Tác giả, tác phẩm: - Tác giả: Minh Huệ, tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927, quê Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống Pháp. - Tác phẩm: Chính Minh Huệ kể lại trong hồi kí của mình. Mùa đông năm 1951 bên bờ sông Lam - Nghệ An nghe một anh bạn chiến sĩ vệ quốc quân kể những truyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch biên giới Thu - Đông năm 1950. Minh Huệ vô cùng xúc động sáng tác bài thơ này. b. Giải thích từ khó. (Sách giáo khoa) |
*Hoạt động 2: đọc hiểu văn bản - Em hãy cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt của tác phẩm? - Bài thơ kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm. Em hãy cho biết bài thơ kể chuyện gì? Trong truyện ấy xuất hiện những nhân vật nào? - Trong hai nhân vật trên, theo em nhân vật nào hiện lên qua sự miêu tả của người kể chuyện? Nhân vật nào trực tiếp bộc lộ suy nghĩ của mình? *Giáo viên: ở đây có hai phương thức: sử dụng miêu tả để khắc hoạ hình tượng Bác Hồ và sử dụng biểu cảm để bộc lộ cảm nghĩ của anh đội viên về Bác. Văn biểu cảm là phương thức trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của con người, ta sẽ được học kĩ ở lớp 7. - Nêu bố cục của bài thơ? - Trong bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào về: + Không gian, thời gian? + Hình dáng? + Cử chỉ? + Lời nói? + Tâm tư? - Chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm xúc nhất? => Học sinh trả lời - Chi tiết: Người cha mái tóc bạc: Gợi lòng thương cảm, biết ơn đối với Bác. Chi tiết: Bác đi nhón chân để dém chăn cho từng người gợi cảm xúc thân thương, cảm phục đối với Bác... - Em có nhận xét gì về cách tác giả miêu tả Bác trong văn bản này? + Thứ tự miêu tả? + Cấu tạo lời văn? + Cách sử dụng ngôn từ? + Tác dụng của cách miêu tả này? - Hình dung của em về Bác Hồ qua các chi tiết miêu tả của tác giả? - Em cảm nhận được đức tính cao đẹp nào của Bác Hồ được thể hiện trong bài thơ? * Giáo viên: Đó là một tình yêu thương giản dị, sâu sắc, đến độ quên mình, một phẩm chất tinh thần cao quí để chúng ta gọi Bác là Cha, là Bác, là Ông... | II. Tìm hiểu văn bản: 1. Tìm hiểu chung: a. Thể thơ: ngũ ngôn b. Phương thức biểu đạt: tự sự, kết hợp kể chuyện miêu tả và biểu cảm. - Bài thơ kể chuyện một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch. - Có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. - Bác Hồ hiện ra qua sự miêu tả của người kể chuyện. Nhân vật anh đội viên chiến sĩ trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ cảm xúc của mình. c. Bố cục: gồm 3 đoạn + Khổ 1: (Mở truyện): Thắc mắc của anh đội viên tại sao Bác mãi không ngủ được. + Khổ 2 - 15 (Thân truyện): Câu chuyện giữa anh đội viên chiến sĩ với Bác Hồ trong đêm rừng Việt Bắc. + Khổ 16 (Kết luận): Lí do không ngủ của Bác Hồ. 2. Phân tích chi tiết. a. Hình ảnh Bác Hồ: - Không gian, thời gian: Trời khuya, bên bếp lửa, trời mưa lâm thâm, mái lều xơ xác. - Hình dáng: Vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, dáng ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. - Hành động, cử chỉ: đốt lửa, đi dém chăn cho từng người, nhón chân nhẹ nhàng. - Lời nói: Cháu cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc bác Bác ngủ không an lòng. - Tâm tư: Bác thương đoàn dân quân Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo mỏng làm chăn Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau => Miêu tả Bác theo trình tự: Không gian, thời gian, cử chỉ, lời nói, tâm trạng. + Sử dụng thể thơ năm tiếng có vần, điệu + Sử dụng nhiều từ láy gợi hình (trầm ngâm, đinh ninh, phăng phắc) làm cho hình ảnh bác hiện lên sinh động, cụ thể, chân thực + Cách miêu tả dễ đọc, dễ nhớ, nhớ lâu. => Bác giống như người cha, người ông thân thiết đang lo lắng, ân cần săn sóc đàn con cháu. Hình ảnh Bác hiện lên thật giản dị, gần gũi, chân thực ma hết sức lớn lao. - Tình thương bao la của Bác dành cho quân và dân. |
4. Củng cố, luyện tập
Suy nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ được xây dựng trong bài thơ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học thuộc lòng bài thơ.
Soạn tiếp câu hỏi 3,4,6.
Bài trước: Phương pháp tả người - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6