Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Ngữ văn 6 chuẩn > Cụm danh từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

Cụm danh từ - Giáo án Ngữ Văn lớp 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được đặc điểm của cụm danh từ.

- Nghĩa của cụm danh từ.

- Nắm được chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.

- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.

- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng đặt câu có sử dụng cụm danh từ.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng đắn khi tìm hiểu về cụm danh từ.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra

- Cho biết thế nào là danh từ chung? danh từ riêng? Lấy ví dụ?

3. Bài mới

Trong mỗi câu văn, danh từ không đứng 1 mình mà nó kết hợp với một số từ nhữ khác dể tạo thành cụm dạm từ...

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1 Cụm danh từ là gì:

- Giáo viên treo bảng phụ đã viết ví dụ

- Các từ in đậm bổ nghĩa cho những từ ngữ nào?

Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?

Những từ bổ sung nghĩa cho danh từ phụ thuộc danh từ hay danh từ từ phụ thuộc nó?

So sánh 2 cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về ý nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ?

Tìm 1 cụm danh từ và đặt câu với nó?

- Nhận xét về vai trò ngữ pháp của cụm danh từ?

Từ việc phân tích bài tập trên, em hãy cho biết cụm danh từ là gì?

Học sinh đọc ghi nhớ.

I. Cụm danh từ là gì:

1. Bài tập: (Sách giáo khoa - Trang 116)

2. Nhận xét:

a- Các từ in đậm bổ nghĩa cho các từ:

- Từ “ xưa” → ngày, “hai “→ có, vợ chồng, “ông lão đánh cá”→ Vợ chồng,

“một” → túp lều, “nát trên bờ biển” → túp lều

→ Đều là danh từ.

- Những từ bổ sung nghĩa cho danh từ đều phụ thuộc danh từ.

b. So sánh 2 cách nói:

- Túp lều / một túp lều.

- Một túp lều / một túp lều nát.

- Một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.

→ Nghĩa của cụm danh từ phức tạp hơn và cụ thể hơn nghĩa của danh từ,

- Danh từ càng nhiều từ bổ sung thì sự vật càng rõ nghĩa hơn, cụ thể hơn.

c. Tìm 1 cụm danh từ: Dòng sông Hồng

- Đặt câu: Dòng sông Hồng đỏ ngàu vì mang nặng phù xa.

→ Cụm danh từ có ý nghĩa dầy đủ hơn, cấu tạo phức tạp hơn danh từ, hoạt động trong câu giống như danh từ.

3. Kết luận:

- Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.

* Đặc điểm:

- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ, cấu tạo phức tạp hơn danh từ.

- Hoạt động trong câu giống như danh từ.

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa - trang 117

Hoạt động 2 Cấu tạo của cụm danh từ

- Giáo viên treo bảng phụ đã viết ví dụ

- Em hãy tìm các cụm danh từ trong câu trên?

- Chỉ rõ các từ ngữ đứng trước và sau danh từ?

* Giáo viên: Phần trung tâm của cụm danh từ là một từ ghép sẽ tạo thành trung tâm 1 và trung tâm 2. Trung tâm 1 chỉ đơn vị tính toán, chỉ chủng loại khái quát, Trung tâm 2 chỉ đối tượng cụ thể.

- Đọc to những phụ ngữ đứng trước và xếp chúng thành từng loại?

- Đọc những phụ ngữ đứng sau và cho biết chúng mang ý nghĩa gì?

- Hãy điền các cụm danh từ trên vào mô hình?

- Vậy cụm danh từ thường có cấu tạo như thế nào?

- Trong cụm danh từ thành phần nào không thể vắng mặt?

- Đọc ghi nhớ 2

II. Cấu tạo của cụm danh từ

1. Bài tập: (Sách giáo khoa - Trang 117)

2. Nhận xét:

- Các cụm danh từ:

+ làng ấy

+ ba thúng gạo nếp

+ ba con trâu đực

+ ba con trâu ấy

+ chín con

+ năm sau

+ cả làng

- Phụ ngữ đứng trước có hai loại:

+ cả: chỉ số lượng ước chừng

+ ba: chỉ số lượng chính xác

- Phụ ngữ đứng sau có hai loại:

+ ấy chỉ vị trí để phân biệt.

+ đực. nếp: chỉ đặc điểm.

Phần trướcPhần trung tâmphần sau
t1 t2T1 T2s1 s2

ba

ba

ba

chín

cả

T/cả những

làng

thúng gạo

con trâu

con trâu

con

năm

làng

em hsinh

ấy

nếp

đực

ấy

sau

lớp 6A ấy

3. Kết luận:

- Cụm dnah từ gồm ba phần:

+ Phần trung tâm: Danh từ đảm nhiệm

+ Phần phụ trước: phụ ngữ bổ nghĩa cho danh từ về số lượng

+ Phụ sau: nêu đặc điểm của danh từ hoặc xác định vị trí của dnah từ ấy trong không gian và thời gian.

*. Ghi nhớ (Sách giáo khoa - Trang 117)

Hoạt động 3 Luện tập

- Đọc và tìm các cụm danh từ.

- Cho học sinh lên bảng làm bài tập.

- Điền vào mô hình. (Gọi học sinh lên bảng điền).

- Đọc yêu cầu bài 3. (gọi học sinh đọc – học sinh nhận xét).

- Cho danh từ “nhân dân” triển khai thành câu. (Học sinh lên bảng viết câu – gọi học sinh nhận xét)

III- Tập luyện

Bài 1: Tìm các cụm danh từ:

a. Vua cha, một người chồng thật xứng đáng

b. một lưỡi búa của cha

c. Một con yêu tinh ở trên núi

Bài 2:

Điền vào mô hình

Bài 3:

Lần lượt thêm các từ: rỉ, ấy, đó

hoặc: ấy, lúc nãy, ấy.

Bài 4: Triển khai thành cụm danh từ và đặt câu:

- Toàn thể nhân dân Việt Nam phấn khởi đi bầu cử Quốc hội khoá XI.

4. Củng cố, luyện tập

- Cụm danh từ là gì? Lấy ví dụ?

- Cấu tạo của cụm danh từ.

- Tìm một cụm danh từ và điền vào mô hình cấu tạo.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài.

- Tìm cụm danh từ trong các văn bản đã học.

- Soạn bài: Chân, tay, tai, mắt, miệng