Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) (Tiết 2) - Giáo án Ngữ văn lớp 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh cần nắm vững nội dung ý nghĩa của truyện, nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích nhân vật trong truyện hiện đại.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập đúng đắn, phải biết khoan dung độ lượng, cần không ngừng cố gắng.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh
Chuẩn bị sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra
- Tóm tắt truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi”.
Nêu một vài nét về nhà văn Tạ Duy Anh?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản - Thái độ của mọi người trong nhà ra sao khi tài năng hội họa của Mèo được phát hiện? - Riêng thái độ của người anh thì sao? - Tại sao người anh lại buồn rầu như vậy? - Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh khi lén lút xem trộm tranh của em gái? - Vì sao người anh lại "lén trút ra một tiếng thở dài" sau khi xem những bức tranh của em gái? - Nếu có thể nói lời khuyên em sẽ nói gì với người anh lúc này? - Học sinh: Ganh tị là thói xấu khiến cho người ta nhỏ bé đi. Ganh tị sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp của con người. Ganh tị với chính em mình, sẽ không có tư cách làm anh. - Bức chân dung được miêu tả như thế nào? - Vì sao tác giả lại viết: "Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. " Theo em thứ ánh sáng đó là gì? - Giáo viên bình: Bức tranh là nghệ thuật. Sức mạnh của nghệ thuật chính là tìm kiếm cái Đẹp, làm cho con người, nâng con người lên bậc thang cao nhất của cái Đẹp, đó là chân - thiện - mĩ. - Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ và tâm trạng của người anh khi đó? Giải nghĩa các từ giật sững, thôi miên? + Giật sững: (Bám lấy tay mẹ... ) Đây là từ ghép của: Giật mình và sững sờ. + Thôi miên: là từ chỉ trạng thái của con người bị chế ngự mê man, vô thức không điều khiển được lí trí, bị thu hút cả tâm trí vào bức tranh. - Phân tích lô gích diễn biến tâm trạng ấy? - Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ: " Không phải con đâu. đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. " Câu nói ấy gợi lên cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh? - Vì sao lại là bức tranh chứ không phải nhân vật nào khác có sức mạnh cảm hoá người anh đến thế? - Theo em nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét? Tại sao? - Em có thích một người anh như thế không? - Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào trong tính cách và tài năng? - Theo em tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh? - Vì sao tác giả lại để người em gái vẽ bức tranh người anh "hoàn thiện" đến thế? Giáo viên bình: Cái gốc của nghệ thuật nằm ở tấm lòng tốt đẹp của con người dành cho con người. Sứ mệnh của nghệ thuật là hoàn thiện vẻ đẹp của con người. Đây là một ý tưởng nghệ thuật sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm này. | II. Đọc hiểu văn bản 2. Phân tích chi tiết a. Nhân vật người anh: a1. Trong cuộc sống thường ngày với cô em gái: a2. Khi bí mật về tài năng vẽ của Mèo được chú Tiến Lê phát hiện: - Mọi người: vui mừng, xúc động, kinh ngạc (Bố, mẹ, chú Tiến Lê) - Người anh: + Buồn rầu, muốn khóc, thất vọng - Bởi vì mình bất tài nên bị cả nhà quên lãng, bỏ rơi. Chú cảm thấy khó chịu hay cáu kỉnh và không thể thân với em gái bởi vì em tài giỏi hơn mình. Người anh có lòng tự ái đố kị ngay cả với em ruột của mình. → đó là bước chuyển biến lớn nhất trong diễn biến tâm trạng của người anh. + Lén lút xem trộm tranh của em gái và thầm cảm phục tài năng của em gái mình. người anh càng trở nên hay cáu kỉnh bực bội, hay xét nét vô cớ với em. + Miễn cưỡng cùng gia đình đi xem triễn lãm tranh đạt giải của Mèo. a3. Khi đứng trước bức chân dung rất đẹp của mình do em gái vẽ: - “Trong tranh….. rất mơ mộng nữa”. → thứ ánh sáng lạ ấy phải chăng là ánh sáng của mơ ước, của bản chất trẻ thơ: cả đôi mắt suy tư và mộng mơ nữa. Rõ ràng người em gái không hề vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà bằng cả tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của anh trai mình. - Tâm trạng của người anh. + Ngạc nhiên: vì hoàn toàn không ngờ rằng em gái Mèo vẽ bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh. + Hãnh diện: tự hào vì hoá ra mình cũng đẹp đẽ đến nhường ấy. Đây là niềm tự hào trẻ thơ chính đáng của người anh. - Hổ thẹn: vì mình đã xa lánh và ganh tị với em gái, tầm thường hơn em gái. - Cuối truyện người anh đã nhận ra thói xấu của bản thân; nhận ra tình cảm trong sáng, nhân hậu của em gái; biết hổ thẹn, người anh có thể trở thành người tốt như bức tranh của cô em gái. 2. Nhân vật người em - cô em gái Kiều Phương: - Tính tình: hồn nhiên, tình cảm trong sáng, có lòng nhân hậu, độ lượng. - Tài năng: hội hoạ. - Có cả tài năng và tấm lòng nhưng nhiều hơn vẫn là tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người anh và nghệ thuật. - Bức tranh là tình cảm tốt đẹp của người em dành cho anh. Em muốn anh mình thật tốt đẹp. |
Hoạt động 2: tổng kết và luyện tập - Học xong truyện, em tự rút ra bài học gì cho bản thân? - Em học được điều gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ? Ghi nhớ - Sách giáo khoa trang 35 | III. Tổng kết: Ghi nhớ (Sách giáo khoa) |
*Hoạt động 3: Luyện tập Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái? | IV. Luyện tập: |
4. Củng cố, luyện tập
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương?
Đọc phần đọc thêm sách giáo khoa trang 35.
5. Hướnh dẫn học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật.
- Chuẩn bị bài luyện nói
Bài trước: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài tiếp: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 6