Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Toán 6 > Ôn tập phần hình học (Câu hỏi - Bài tập) (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1)

Ôn tập phần hình học (Câu hỏi - Bài tập) (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1)

Bài 1 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Đoạn thẳng AB là gì?

Đáp án:

Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A và B và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A, B. (trang 115 SGK Toán 6 tập 1)

Bài 1 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 1

Bài 2 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Cho 3 điểm A, B và C không thẳng hàng. Vẽ tia AC, đường thẳng AB, đoạn thẳng BC và điểm M nằm giữa B và C.

Đáp án:

Đây là bài tập giúp các bạn phân biệt những khái niệm về tia, đoạn thẳng, đường thẳng,...

Bài 2 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 1

Nhắc lại:

+ Đoạn thẳng được giới hạn bởi 2 đầu mút.

+ Tia là được giới hạn về 1 phía.

+ Đường thẳng không giới hạn ở 2 phía.

Bài 3 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): a) Đánh dấu 2 điểm M, N. Vẽ đường thẳng a và đường thẳng xy giao nhau tại M và đều không đi qua điểm N. Vẽ điểm A khác điểm M trên tia My.

b) Xác định điểm S trên đường thẳng a sao cho ba điểm S, A, N thẳng hàng. Trong trường hợp đường thẳng AN song song với đường thẳng a thì ta có thể vẽ được điểm S không? Tại sao?

Đáp án:

Từ những dữ liệu của đề bài, chúng ta vẽ hình như dưới đây:

a)

Bài 3 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 1

b)

Bài 3 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 2

Nếu AN song song với đường thẳng a thì không vẽ được điểm S vì 2 đường thẳng song song sẽ không có giao nhau (trang 108 SGK Toán 6 tập 1).

Bài 3 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 3

Bài 4 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ 4 đường thẳng phân biệt. Đặt tên cho các giao điểm (nếu có).

Đáp án:

Trước hết, các bạn hãy nhớ lại định nghĩa về đường thẳng phân biệt: (ở trang 109 SGK Toán 6 tập 1)

2 đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là 2 đường thẳng phân biệt.

Vì vậy với bài tập này, chúng ta sẽ có rất nhiều cách vẽ. Sau đây mình xin minh họa một số trường hợp cơ bản:

- Bốn đường thẳng phân biệt cắt nhau

Bài 4 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 1

- Bốn đường thẳng phân biệt song song

Bài 4 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 2

- Một đường thẳng cắt ba đường thẳng

Bài 4 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 3

Nói chung các bạn nên vẽ thành 2 hình. Còn chọn hình nào thì là vào bạn.

Bài 5 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Cho 3 điểm thẳng hàng A, B và C sao cho B nằm giữa A và C. Làm thế nào để chỉ đo 2 lần, mà biết được độ dài của cả 3 đoạn thẳng AB, BC và CA? Hãy nêu các cách làm khác nhau.


Đáp án:
Bài 5 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 1

Vì B nằm giữa A, C nên ta có AB + BC = AC

Chỉ đo hai lần, ta có 3 cách đo như sau để xác định độ dài của AB, BC, AC

- Cách 1:

Đo độ dài 2 đoạn thẳng là AB và BC ⇒ AC = AB + BC

- Cách 2:

Đo độ dài 2 đoạn thẳng là AB và AC ⇒ BC = AC - AB

- Cách 3:

Đo độ dài 2 đoạn thẳng BC và AC ⇒ AB = AC - BC

Bài 6 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 6cm. Trên tia AB lấy một điểm M sao cho AM = 3cm.

a) Điểm M có nằm giữa 2 điểm A và B hay không? Vì sao?

b) So sánh MB và AM.

c) M có phải là trung điểm của AB không?

Đáp án:
Bài 6 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 1

a)

Trên tia AB có M và B mà AM = 3cm < AB = 6cm do đó điểm M nằm giữa 2 điểm A và B.

b) Vì M nằm giữa A và B nên ta có:

AM + MB = AB suy ra MB = AB - AM = 6 - 3 = 3cm.

Ta thấy AM = 3cm = MB. Vậy suy ra AM = MB.

c)

Vì M nằm giữa A, B và AM = MB (hay M cách đều hai điểm A B) vì vậy M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài 7 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 7cm. Hãy vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB.

Đáp án:
Bài 7 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 1

Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Do đó:

MA = MB = AB/2 = 7: 2 = 3,5 cm

Cách vẽ:

- Trên giấy, các bạn hãy chấm 1 điểm A. Đặt vạch 0cm của thước kẻ trùng với điểm A. Theo cạnh thước, tìm vạch chỉ 3,5cm; 7cm sau đó đánh dấu đó là M và B sau đó kẻ 1 đường thẳng từ A đến B là xong.

Bài 8 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ 2 đường thẳng xy và zt giao nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tia Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho đoạn thẳng OA = OC = 3cm, OB = 2cm, OD = 2 OB.

Đáp án:
Bài 8 trang 127 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 1

Các bạn vẽ hình theo các bước như sau:

- Vẽ 2 đường thẳng xy và zt giao nhau tại O

- Trên đường thẳng xy: ta lấy điểm A thuộc tia Ox, lấy điểm C thuộc tia Oy sao cho độ dài của OA = OC = 3cm

- Trên đường thẳng zt:

+ Lấy điểm B thuộc tia Ot sao cho độ dài của OB bằng 2cm

+ Lấy điểm D thuộc tia Oz sao cho độ dài của OD = 2 OB = 2.2 = 4cm