Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Toán 6 > Bài 12: Tính chất của phép nhân (trang 94 Toán 6 Tập 1)

Bài 12: Tính chất của phép nhân (trang 94 Toán 6 Tập 1)

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 12 trang 94: Tích 1 số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu gì?

Lời giải

Tích 1 số chẵn những thừa số nguyên âm có dấu "+"

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 12 trang 94: Tích 1 số lẻ những thừa số nguyên âm có dấu gì?

Lời giải

Tích 1 số lẻ của các thừa số nguyên âm có dấu "-"

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 12 trang 94: a. (-1) = (-1). a =?

Lời giải

a. (-1) = (-1). a = -a

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 12 trang 94: Đố vui: Bình nói rằng bạn ấy đã nghĩ ra được 2 số nguyên khác nhau nhưng bình phương của chúng lại bằng nhau. Bạn Bình nói có đúng hay không? Tại sao?

Lời giải

Đúng, vì ta có bình phương là thực hiện tích của 2 số

Tích của 2 số nguyên âm là 1 số nguyên dương

Nên 2 số nguyên đối nhau sẽ thỏa mãn yêu cầu của đề bài

Ví dụ 3 và -3

Ta có: 32 = 9 và (-3)2 = 9

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 12 trang 95: Tính theo 2 cách và so sánh kết quả:

a) (-8). (5 + 3);

b) (-3 + 3). (-5).

Đáp án:

Ta có:

a) (-8). (5 + 3)

Cách 1: (-8). (5 + 3) = (-8). 5 + (-8) + 3

= - 40 + (-24)

= - 64

Cách 2: (-8). (5 + 3) = (-8). 8

= -64

Kết quả của 2 cách tính là như nhau

b) (-3 + 3). (-5)

Cách 2: (-3 + 3). (-5) = (-3). (-5) + 3. (-5)

= 15 + (-15)

= 0

Cách 1: (-3 + 3). (-5) = 0. (-5) = 0

Kết quả của 2 cách tính là như nhau

Bài 90 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1): Thực hiện những phép tính:

a) 15. (-2). (-5). (-6)

b) 4.7. (-11). (-2)

Đáp án:

a) 15. (–2). (–5). (–6) = [15. (–2)]. [ (–5). (–6)] = [– (15.2)]. (5.6) = (–30). 30 = –900

b) 4.7. (–11). (–2) = (4.7). [(–11). (–2)] = 28. (11.2) = 28.22 = 616.

Bài 91 trang 95 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức áp dụng

Tính chất phân phối trong phép cộng:

a. (b + c) = a. b + a. c

a. (b – c) = a. b – a. c

Bài 92 trang 95 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức áp dụng

Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a. (b + c) = a. b + a. c

a. (b – c) = a. b – a. c 

Bài 93 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1): Tính nhanh:

a) (-4). (+125). (-25). (-6). (-8)

b) (-98). (1 - 246) – 246.98

Đáp án:

a) (–4). (+125). (–25). (–6). (–8) = [(–4). (–25)]. [ (+125). (–8)]. (–6) = (4.25). [– (125.8)]. (–6) = 100. (–1000). (–6) = 100.1000.6 = 600 000

b) (–98). (1 – 246) – 246.98 = (-98).1 + (-98). (-246) – 246.98 = (-98) + 98.246 – 246.98 = (-98) + (98.246 – 246.98) = -98 + 0 = -98.

Bài 94 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1): Viết các tích dưới đây dưới dạng một lũy thừa:

a) (-5). (-5). (-5). (-5). (-5)

b) (-2). (-2). (-2). (-3). (-3). (-3)

Đáp án:

a) (–5). (–5). (–5). (–5). (–5) = (–5)5

b) (–2). (–2). (–2). (–3). (–3). (–3) = (–2)3. (–3)3

= [(-2). (-3)]3

= 63

Bài 95 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1): Giải thích vì sao (-1)3 = -1. Có còn số nguyên nào khác mà lập phương của nó cũng bằng chính nó?

Đáp án:

(–1)3 = –1 vì:

(–1)3 = (–1). (–1). (–1) = [(–1). (–1)]. (–1) = 1. (–1) = –1.

Ngoài 13 = 1 còn có 03 = 0.

Bài 96 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:

a) 237. (-26) + 26.137

b) 63. (-25) + 25. (-23)

Đáp án:

a) 237. (–26) + 26.137 = – 237.26 + 26.137 = 26. (–237 + 137) = 26. (–100) = –2600

b) 63. (–25) + 25. (–23) = – 63.25 + 25. (–23) = 25. [–63 + (–23)] = 25. (–86) = – (25.86) = –2150

Ngoài cách trên, các em cũng có thể dùng máy tính để tính toán từng phép tính.

Bài 97 trang 95 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức được áp dụng

Nhận xét: Trong 1 tích các số nguyên khác 0

+ Nếu có 1 số chẵn thừa số nguyên âm thì tích sẽ mang dấu “+”

+ Nếu có 1 số lẻ thừa số nguyên âm thì tích đó sẽ mang dấu “–“

Bài 98 trang 96 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức áp dụng

Khi tính tích của nhiều số thì ta chỉ cần nhân tất cả giá trị tuyệt đối của chúng sau đó đặt dấu: “+” (nếu số thừa số nguyên âm chẵn) hoặc dấu “–“ (nếu số thừa số nguyên âm lẻ) vào trước kết quả.

Bài 99 (trang 96 SGK Toán 6 Tập 1): Áp dụng tính chất a (b - c) = ab - ac, viết số thích hợp vào ô trống:

Bài 99 trang 96 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 1

Đáp án:

Áp dụng tính chất phân phối a. (b – c) = ab – ac ta có:

Bài 99 trang 96 SGK Toán 6 Tập 1 ảnh 1

Bài 100 (trang 96 SGK Toán 6 Tập 1): Giá trị của tích m. n2 với m = 2, n = -3 là số nào trong 4 đáp số A, B, C, D dưới đây đây:

A. -18

B. 18

C. -36

D. 36

Đáp án:

Thay m = 2 và n = –3 vào tích m. n2 ta được:

m. n2 = 2. (–3)2 = 2. (–3). (–3) = 2.9 = 18

Vậy đáp án là B.