Luyện tập trang 47 (trang 47 sgk Toán 6 Tập 1)
Bài 120 (trang 47 sgk Toán 6 Tập 1): Thay chữ số vào dấu * để tạo thành các số nguyên tố:
Đáp án:
Tra bảng số nguyên tố những số có 2 chữ số có hàng chục bằng 9 và bằng 5 ta có:
– 53 và 59 là các số nguyên tố.
– 97 là số nguyên tố.
Bài 121 (trang 47 sgk Toán 6 Tập 1): a) Tìm số tự nhiên k để được 3. k là một số nguyên tố.
b) Tìm số tự nhiên k để được 7. k là một số nguyên tố.
Đáp án:
a) Ta có 3. k chia hết cho 3 với tất cả các số số tự nhiên k.
Số nguyên tố là những số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ chia hết cho 1 và chính nó.
3. k là một số nguyên tố chỉ khi 3. k = 3 hay k = 1.
Thử lại: 3.1 = 3 là một số nguyên tố.
b) 7. k ⋮ 7 với tất cả các số tự nhiên k.
7. k là số nguyên tố khi 7. k chỉ khi chia hết cho 1 và chính nó tức là 7. k = 7 hay k = 1.
Thử lại 7.1 = 7 là số nguyên tố.
Bài 122 (trang 47 sgk Toán 6 Tập 1): Điền dấu "X" vào ô thích hợp:
Câu | Đúng | Sai |
a) Có 2 số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố. | ||
b) Có 3 số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố. | ||
c) Tất cả các số nguyên tố đều là số lẻ. | ||
d) Tất cả các số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là 1 trong các chữ số 1,3,5,7,9. |
Đáp án:
a) Đúng. 2 và 3 là 2 số tự nhiên liên tiếp và đều là số nguyên tố.
b) Đúng. 3; 5; 7 đều là 3 số lẻ liên tiếp và đều là số nguyên tố.
c) Sai, bởi vì số 2 là số nguyên tố chẵn.
d) Sai, bởi vì 2 là số nguyên tố và không có chữ số tận cùng bằng các chữ số trên.
Vậy ta có bảng dưới đây:
Câu | Đúng | Sai |
a) | X | |
b) | X | |
c) | X | |
d) | X |
Bài 123 (trang 48 sgk Toán 6 Tập 1): Điền vào bảng dưới đây tất cả các số nguyên tố p mà bình phương của nó không được vượt quá a tức là p2 ≤ a:
a | 29 | 67 | 49 | 127 | 173 | 253 |
p | 2,3,5 |
Đáp án:
Ta nhớ lại một vài kết quả ở bài tập 57:
22 = 4; 32 = 9; 52 = 25; 72 = 49; 112 = 121; 132 = 169; 172 = 289.
Do đó ta có bảng dưới đây:
a | 29 | 67 | 49 | 127 | 173 | 253 |
p | 2,3,5 | 2,3,5,7 | 2,3,5,7 | 2,3,5,7,11 | 2,3,5,7,11,13 | 2,3,5,7,11,13 |
Bài 124 (trang 48 sgk Toán 6 Tập 1): Máy bay có động cơ ra đời vào năm nào?
Máy bay có động cơ ra đời vào năm
, trong đó:a là số có duy nhất 1 ước;
b là hợp số lẻ nhỏ nhất;
c không phải là hợp số, không phải là số nguyên tố và c khác 1;
d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.
Hình 22
Đáp án:Số có đúng 1 ước là số 1 nên ta có a = 1.
Hợp số lẻ nhỏ nhất là số 9 (Những số lẻ nhỏ hơn 9 khác 1: 3,5,7 đều là các số nguyên tố) nên b = 9.
Số tự nhiên không phải là số nguyên tố cũng không phải hợp số là 0 và 1.
Mà c ≠ 1 nên c = 0.
Số nguyên tố lẻ nhỏ nhất là số 3 do đó d = 3.
Vậy máy bay có động cơ ra đời vào năm 1903.
Bài trước: Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố (trang 46 Toán 6 Tập 1) Bài tiếp: Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố (trang 50 Toán 6 Tập 1)