Bài 13: Bội và ước của một số nguyên (trang 96 Toán 6 Tập 1)
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 13 trang 96: Viết các số 6, -6 thành tích của 2 số nguyên.
Lời giải
Ta có:
6 = 1.6 = 2.3
= (-1). (-6)
= (-2). (-3)
- 6 = 1. (-6) = (-1). 6
= 2. (-3)
= (-2). 3
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 13 trang 96: Cho 2 số tự nhiên a, b biết b ≠ 0. Khi nào thì ta nói a chia hết cho b (a ⋮ b)?
Lời giải
Ta nói a chia hết cho b khi có số nguyên q thỏa mãn điều kiện a = b. q
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 13 trang 96: Tìm 2 bội và 2 ước của 6.
Lời giải
- 2 bội của 6 là 18 và 12
- 2 ước của 6 là 3 và 2
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 13 trang 97:
a) Tìm 3 bội của -5;
b) Tìm các ước của -10.
Đáp án:a) Ta có (-5). 2 = -10
(-5). 3 = -15
(-5). 4 = -20
Suy ra 3 bội của -5 là -10, -15 và -20
b) Chia -10 lần lượt cho các số sau: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10. Ta thấy -10 chia hết cho 1,2,5,10 và những số đối của những số trên là -1, -2, -5, -10
Suy ra Ư (-10) = {1; 2; 5; 10; -1; -2; -5; -10}
Bài 101 (trang 97 SGK Toán 6 Tập 1): Tìm 5 bội của: 3; -3.
Đáp án:Để tìm bội của số nguyên a, ta nhân a với 1 số nguyên bất kì.
+ 5 bội của 3 là: 3, –3,6, –6,0
+ 5 bội của –3 là: 3, –3,6, –6,0.
Bài 102 (trang 97 SGK Toán 6 Tập 1): Tìm tất cả những ước của: -3,6,11, -1.
Đáp án:Nhận thấy nếu một số nguyên b là ước của một số nguyên a thì –b cũng là ước của số nguyên a.
Đồng thời b là ước của a thì b cũng là ước của |a| và ngược lại.
Vì vậy để tìm được các ước của một số nguyên a, ta chỉ cần tìm những ước dương của |a| sau đó thêm các số đối của chúng thì ta sẽ tìm được các ước của số nguyên a.
Những ước dương của 3 là 1; 3.
Vì vậy Ư (–3) = {1; 3; –1; –3}
Các ước dương của 6 là các số: 1; 2; 3; 6.
Vì vậy: Ư (6) = {1; 2; 3; 6; –1; –2; –3; –6}
Những ước dương của 11 là: 1; 11
Vì vậy: Ư (11) = {1; 11; –1; –11}
Các ước dương của 1 là 1.
Vì vậy: Ư (–1) = {1; –1}
Bài 103 (trang 97 SGK Toán 6 Tập 1): Cho 2 tập hợp số A = {2,3,4,5,6}; B = {21,22,23}
a) Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng (a + b) với b ∈ B và a ∈ A
b) Trong các tổng trên có bao nhiêu tổng chia hết cho 2?
Đáp án:a) Các tổng có dạng (a + b) với b ∈ B và a ∈ A là:
4 + 21; 5 + 21; 2 + 21; 3 + 21; 6 + 21
4 + 22; 5 + 22; 2 + 22; 3 + 22; 6 + 22
4 + 23; 5 + 23; 2 + 23; 3 + 23; 6 + 23
Có tất cả 15 tổng có dạng như trên.
b) Các tổng chia hết cho 2 là những tổng mà từng số hạng cùng lẻ hoặc cùng chẵn.
Các tổng đó là:
5 + 21; 3 + 21
4 + 22; 6 + 22; 2 + 22
5 + 23; 3 + 23
Có tất cả 7 tổng chia hết cho 2 như trên.
Bài 104 (trang 97 SGK Toán 6 Tập 1): Tìm số nguyên x, biết rằng:
a) 15x = -75
b) 3|x| = 18
Đáp án:a) 15x = –75 suy ra x = (–75): 15 = –5
b) 3|x| = 18 ⇒ |x| = 18: 3 = 6 suy ra x = 6 hoặc x = –6
Bài 105 trang 97 SGK Toán 6 Tập 1
+ Phép chia 2 số nguyên (như trên).
+ Từ a: b = c --> a = b. c và b = a: c.
+ 0. a = 0 với mọi số nguyên a.
Bài 106 (trang 97 SGK Toán 6 Tập 1): Có hai số nguyên a, b khác nhau nào mà a ⋮ b và b ⋮ a
Đáp án:Các số nguyên đối nhau thì chia hết cho nhau.
Ví dụ: (– 5) ⋮ 5 và 5 ⋮ (– 5)
(– 12) ⋮ 12 và 12 ⋮ (– 12)
…
* Chứng minh: 2 số nguyên khác nhau chia hết cho nhau là 2 số nguyên đối nhau.
a ⋮ b thì tồn tại số nguyên k để a = k. b
b ⋮ a thì tồn tại số nguyên m để b = m. a.
b = m. a = m. k. b (vì a = k. b).
Suy ra m. k = 1.
Mà k và m là các số nguyên nên có hai trường hợp:
+ m = k = 1 thì a = b (loại).
+ m = k = –1 thì a = –b và b = –a (điều phải chứng minh)..
Bài trước: Luyện tập trang 95 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1) Bài tiếp: Ôn tập chương 2 (Câu hỏi - Bài tập) (trang 98 SGK Toán 6 Tập 1)